Đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ trên thế giới

- Ở các nước phát triển, các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP (trên 60%). Còn ở các nước đang phát triển, tỉ trọng của dịch vụ thường chi dưới 50%.

- Trên thế giới, các thành phố cực lớn đồng thời là các trung tâm dịch vụ lớn, nhất là các dịch vụ có vai trò rất to lớn trong nền kinh tế toàn cầu như dịch vụ về tiền tệ, giao thông vận tải, viễn thông, sở hữu trí tuệ... Các trung tâm lớn nhất là Niu I-ooc, Luân Đôn và Tô-ki-ô. Các trung tâm lớn đứng hàng thứ hai về cung cấp các loại dịch vụ là Lôt An-giơ-let, Si-ca-gô, Oa-sinh-tơn (Hoa Kì), Xao Pao-lô (Bra- xin), Bruc-xen (Bi), Phran-phuổc (Đức), Pa-ri (Pháp), Duy-rich (Thụy Sĩ) và Xin- ga-po.
- Ở mỗi nước lại có các thành phố chuyên môn hóa về một số loại dịch vụ nhất định. Chẳng hạn, các thành phố trước kia là các trung tâm công nghiệp chế biến lớn, thì nay đã biến đổi thành các trung tâm dịch vụ kinh doanh lớn. Một số đô thị nổi tiếng là các trung tâm du lịch, giải tri. Lại có các đỏ thị nổi tiếng là các trung
tâm về giáo dục, đào tạo...
- Trong các thành phố lớn thường hình thành các trung tâm giao dịch, thương mại. Đó là nơi tập trung các ngân hàng, các văn phòng đại diện của các công ty, các siêu thị hay các tổ hợp thương mại, dịch vụ lớn... Ở các thành phố lớn trên thế giới, thường để nhận thấy các trung tâm thương mại này do sự tập trung các ngôi
nhà cao tầng, chọc trời. Một thành phố có thể có trung tâm thương mại chính và một số trung tâm thương mại nhỏ hơn, kết quả của sự phát triển đô thị.
- ở nước ta, các thành phố, thị xã thường có khu hành chính (phần “đô”) và khu buôn bán, dịch vụ (phần “thị”), ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh các trung tâm giao dịch, thương mại của thành phố đang được hình thành rõ nét.