1. Tại sao nhà thơ lại muốn làm thằng Cuội, muốn lên cung trăng với chị Hằng? Nỗi buồn chán của nhà

Câu 1. Hai thơ đầu là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng .Theo em,vì sao Tản Đà có tâm trạng chán trần thế?

Mở đầu thơ, hai đề, là tâm trạng của tác giả trước cảnh đời thu:
Đêm buồn lắm chị Hằng ơi!

Trần thế em nay chán nửa rồi.

Gặp cảnh đêm thu đã buồn lại buồn và chán nữa. Nỗi buồn chán ấy như thể được nhân lên, chất chứa trong lòng, khiến nhà thơ phái thốt thành lời. Lời thở than cũng là một tâm trạng, một nỗi buồn da diết khôn nguôi. Ấy là nỗi buồn thời thế hay thân thế khiến nhà thơ chán cả cõi đời. Trong Giải sầu (1918), Tản Đà đã viết: Từ độ sầu đến nay, ngày cũng có lúc sầu, đêm cũng có lúc sầu. Mưa dầm lá rụng mà sầu, trăng trong gió mát mà càng sầu, nằm vắt tay lên trán mà sầu, đem thơ vẫn ngâm vịnh mà càng sầu... Sầu không có mối, chém sao cho dứt, sầu không có khối đập sao cho tan.. Không chỉ sầu đời, thi sĩ còn chán đời, một nỗi chán đời ngỡ như như đậm đặc trong thơ ông:

Đời đáng chán biết thôi là đủ

Sự chán đời xin nhủ lại tri âm.

Hay:

Gió gió mưa mưa đã chán phèo

Sự đời nghỉ đến lại buồn teo.

Thật đúng như lời thi sĩ Xuân Diệu đã viết: Có ai đã sống những ngày tháng từ 1925 trở về đến 1935 chắc đều đã nhận thấy xã hội ta lúc đó sống trong một không khí tù hãm, u uất, phàm ai có đầu óc đều muốn thoát li, mà không thoát li cho nổi (chỉ có những người làm cách mạng mới sang một hệ thống, một phạm trù tư tưởng, tình cảm, tâm trạng khác). Muốn giải khuây, người ta mượn thơ văn, để thấy mình trong đó, ngõ hầu thơ văn có thốt hộ ra lời nói cái điều gì mà mình chỉ cảm thấy mờ mờ (cái mà châu Âu gọi là “cái mù mờ của những đam mê khát vọng”). Vì vậy, thuở ấy người ta đọc thơ nhiều. Tản Đà, qua những thơ văn trước tác hồi dó, đã nói lẽn đúng cái sầu bằng bạc của đất nước, tiềm tàng trong tim gan người ta (Tìm hiếu về Tản Đà, Tuyển tập Tản Đà NXB Văn học, Hà Nội, 1986).

Tưởng là vô cớ nhưng thực ra nỗi buồn chán của thi sĩ đã chứa chan bao quát nhiều điều: từ nỗi đau trước sự tồn vong của đất nước, của dân tộc đến nỗi đau kiếp người trước cảnh gió gió mưa mưa rồi nỗi cô đơn thất vọng, bế tắc của riêng mình: “Hai mươi năm lẻ hoài cơm áo. Mà đến bây giờ có thế thôi”.

Chính vì thế, thi sĩ Tản Đà muốn thoát li cái xã hội ngột ngạt tầm thường thời bấy giờ bằng mộng tưởng. Ông “muốn làm thằng Cuội” bỏ quách nhân gian để lên cung quế sống bên chị Hằng.