Câu 1: Đọc các đoạn văn trong mục I - SGK và trả lời các câu hỏi: a) Đoạn 1 được kể theo ngôi nào? D

Câu hỏi 1. Đọc các đoạn văn trong mục I - SGK và trả lời các hỏi:

a)   Đoạn 1 được kể theo ngôi nào? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra điều đó?

b)   Đoạn 2 được kể theo ngôi nào? Làm sao nhận ra điều đó?

c)   Người xưng "Tôi" trong đoạn trích là nhân vật (Dế Mèn) hay là tác giả (Tô Hoài)?

d) Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế, còn ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và đã trải qua?

đ) Hãy thử đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ ba, thay tôi bằng Dế Mèn Lúc đó em sẽ có một đoạn văn như thế nào?

e) Có thể đổi ngôi trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất, xưng tôi được không? Vì sao?

Trả lời:

a)    Đoạn văn 1 kể theo ngôi thứ ba. Dấu hiệu: người kể giấu mình đi, không biết ai kể, nhưng người kể có mặt khắp nơi, kể như người ta kể.

b)   Đoạn 2 kể theo ngôi thứ nhất. Người kể hiện diện, xưng "tôi" .

c)  Trong đoạn văn 2 người xưng "tôi" là Dế Mèn, không phải là tác giả.

d)   Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể thứ ba cho phép người kể được tự do hơn. Ngôi kể thứ nhất chỉ kể được những gì tôi biết mà thôi.

đ) Nếu thay ngôi kể thứ nhất bằng ngôi kể thứ ba, đoạn văn không thay đổi nhiều, chỉ làm cho người kể giấu mình đi.

e)   Khó có thể thay đổi ngôi kể trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất vì:

-  Khó tìm một người có thể có mặt ở mọi nơi như vậy.

-   Khi xưng tôi, người kể chỉ kể được những gì trong phạm vi mình có thể biết và cảm thấy, những điều mà người ngoài có thể không để ý và không biết được.