Những trang sử đầu tiên thời phong kiến của Ấn Độ

Tên gọi đất nước Ấn Độ bắt nguồn từ tên một dòng sông, phát nguyên từ Tây Tạng, vượt qua dãy Hi-ma-lay-a rồi đổ ra biển A Ráp - đó là dòng sông Ấn.
Dọc theo hai bờ của sông Ấn, khoảng 2500 năm TCN, đã xuất hiện những thành thị của người Ấn, rồi sau đó, khoảng 1500 năm TCN, một số thành thị khác mới được hình thành trên lưu vực sông Hằng ở miền Đông Bắc Ân. Những thành thị - tiểu vương quốc này dần dần liên kết với nhau thành một nhà nước rộng lớn - nước Ma-ga-đa ở vùng hạ lưu sông Hằng. Sự ra đời và truyền bá của đạo Phật vào thế kỉ VI TCN đã có một vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất đó.
Đến cuối thế kỉ III TCN, A-sô-ca - một ông vua kiệt xuất sùng đạo Phật, đã mở mang bờ cõi xuống Nam Ấn và đưa đất nước Ma-ga-đa trở nên hùng mạnh.
Nhưng từ sau thế kỉ in TCN trở đi, Ấn Độ lại bị chia thành nhiều quốc gia nhỏ. Tình trạng phân tán, loạn lạc đó kéo dài cho tới đầu thế kỉ IV, khi Ân Độ được thống nhất lại dưới Vương triều Gúp-ta.