1. Bức tranh phố huyện được nhà văn miêu tả theo trình tự thời gian tuyến tính (trước – sau). Theo đ

Câu 1. Cảnh vật trong truyện đã được miêu tả trong thời gian và không gian như thế nào?

Bức tranh phố huyện được nhà văn miêu tả theo trình tự thời gian tuyến tính (trước – sau). Theo đó truyện ngắn Hai đứa trẻ có thể phần làm ba cảnh: Cảnh chiều xuống (chợ tàn), cảnh đêm về và cảnh đêm khuya.

Cảnh chiều xuống (đoạn 1, 2 ): Trong đoạn này nhà văn tập trung miêu tả cảnh chợ tàn nơi phố huyện, một phiên chợ nghèo của một vùng quê nghèo.

Cảnh đêm về (đoạn 3) miêu tả phố huyện đêm về với một số hoạt động bán hàng, trò chuyện của các cư dân phố huyện.

Cảnh đêm khuya (đoạn 4, 5) tái hiện lại cảnh đoàn tàu đến và không gian tĩnh lặng của phố huyện khi con tàu đi qua.

Toàn bộ bức tranh phố huyện được nhìn qua tâm trạng của cô bé Liên, một cô bé đảm đang, tốt bụng với một tâm hồn đa cảm. Điều này đã làm nên chất trữ tình cho chuyện. Tâm trạng của Liên được miêu tả gắn liền với không gian phố huyện: Buồn man mác, mơ hồ khó hiểu trước bức tranh cuộc sống nghèo phố huyện lúc chiều xuống; buồn khắc khoải trong cảnh chờ đợi một điều gì tốt đẹp hơn; buồn thấm thía khi chuyến tàu đi qua.