1. Câu 1 tảng 60 SGK Bài thơ dường như là lời từ giã cho một mối tình không thành. Nó thấm đượm một

Câu 1. Điệp khúc nào làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của thơ? thơ dường như là lời từ giã của một mối tình không thành .Lời từ giã của Pu-skin có gì đặc biệt ?

thơ dường như là lời từ giã cho một mối tình không thành. Nó thấm đượm một nỗi buồn nhưng không hoàn toàn bi luỵ, không hề có suy nghĩ gì mang tính tiêu cực.   thơ mở ra ngay lập tức đi thẳng vào điều cốt yếu: "Tôi yêu em", như lời thú nhận lại như lời tự nhủ, trực tiếp, ngắn gọn và giản dị:

Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;

Hai thơ rất chừng mực. Trong nguyên bản, sau "Tôi yêu em" (đúng ra là "Tôi đã yêu em") là dấu hai chấm (:) diễn giải, và từ dấu hai chấm này, "tình yêu" xuất hiện như một chủ thể khác:

Tôi đã yêu em, tình yêu vẫn, có lẽ

Chưa tắt hẳn trong lòng tôi;

Trong bản dịch không còn rõ nét tinh tế ấy. Tinh yêu nảy sinh trong ta, thuộc về ta, nhưng đổng thời, tình yêu như cũng có sinh mệnh riêng, sự vận động, tự chủ riêng của nó. Trong bốn thơ đầu, dường như có một "cái tôi" đang tự soi vào tâm hồn mình, ở đó tình yêu vẫn chưa tắt hẳn (cách nói phủ định "tình yêu chưa tắt hẳn" day dứt, ám ảnh hơn diễn đạt để khẳng định "tình yêu vẫn còn"); nhưng lại có một "cái tôi" khác, nghĩ đến người (cô gái), dùng ý chí mà chế định cảm xúc: "hãy để tình yêu không làm phiền em thêm nữa"". Đó là một sự dằn lòng, một sự chế ngự, một sự vươn lên. Tâm hồn vươn về tình yêu trong ý nghĩa đích thực, xem tình yêu như hành vi trao tặng, làm cho đối tượng tình yêu của mình liạnh phúc quan trọng hơn là được yêu với nghĩa đón nhận, sở hữu vê mình, cho sự hưởng thụ của mình. Thế nên "tôi" giữ nỗi buồn riêng cho mình, "tôi không muốn làm em buồn về bất cứ điều gì", ngay cả dù điều ấy là tình yêu của tôi dành cho em. Cách ứng xử của Pu-skin đúng là một lời từ giã tinh yêu thật đặc biệt.

Tác giả Lê Lưu Oanh nhận xét về điều này như sau: ". . . Lời thơ như một lời tự nhắc nhủ, một sự tự ý thức về tình yêu của mình và cũng như một lời nổi bên trong đầy dịu dàng, trân trọng với hồn em. Nhưng đằng sau những lời lẽ, điềm tĩnh, đúng mực ấy là bao nỗi niểm, bao sắc thái của tình yêu: Có cái chua xót của thân phận vì nếu tình yêu không đem lại hạnh phúc, niềm vui, mà chỉ là nỗi băn khoăn, phiền muộn cho người mình yêu thì nên chấm dứt tình yêu đó; có sự chế ngự của lí trí đối với con tim; có cái cao thượng, tế nhị của tình tôi (điều quan trọng không phải là tình yêu của tôi mà là sự yên tĩnh, thanh thản của hồn em); có cái tôn thờ, sùng kính của bậc nam nhi đối với người phụ nữ. Tinh yêu có thể chấm dứt vì nhiều lí do, nhưng cái lí do đầy dịu dàng, trân trọng và cao thượng ấy đối với phụ nữ, mấy ai có được".

(Lê Lưu Oanh, Phân tích bình giảng tác phẩm văn học II, Sđd)