1. Câu 1 trang 177 SGK Văn 11. a. Có thể chia truyện ngắn làm ba đoạn: - Đoạn 1 (từ đầu đến...“Nay s

Câu 1. Bố cục và cách dựng truyện cuả Nguyễn Công Hoan trong truyện ngắn trào phúng này có gì đặc biệt ?

a. Có thể chia truyện ngắn làm ba đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến. . . “Nay sức, Lê Thăng”): Giới thiệu lệnh của trên qua trát quan về làng.

- Đoạn 2 (tiếp đó đến. . . “Vâng”): Những người bị bắt đi xem đá bóng trực tiếp xin ông lí (lí trướng).

- Đoạn 3 (còn lại): Cảnh lùng sục bắt người đi xem đá bóng.

b. Bọn thực dân bày ra cái trò phong trào thể dục thể thao, cổ vũ cho lối sống "văn minh", "vui vẻ trẻ trung". Bản chất của vấn đề không có gì sai, vì ở thời nào cũng cần đến sức khỏe. Nhưng mục đích của phong trào "thể dục thể thao" mà thực dân Pháp tổ chức ra vào hoàn cảnh đó lại chủ yếu nhằm lôi kéo thanh niên, làm cho thế hệ này xa rời nhiệm vụ cứu nước. Tờ trát của quan tri huyện Lê Thăng sức hương lí xã Ngũ Vọng đã thể hiện đầy đủ cái "tinh thần thể dục" khác người ấy. Tờ trát yêu cầu rất rõ:"phải thân dẫn đủ một trăm người, đúng 12 giờ trưa đến xem, không được khiếm diện". Thêm nữa, có mặt ở sân vận động phải ăn mặc chỉnh tề, đi đứng nghiêm chỉnh và vỗ tay luôn luôn. Làng Ngũ Vọng phải có 5 lá cờ sẵn sàng từ 10 giờ sáng. Nếu không tuân lệnh sẽ bị cữu (khiển trách).

Lời lẽ tờ trát vừa có sự nghiêm ngặt của lệnh bới các từ Hán Việt: Thừa lệnh, tỉnh đường, chỉnh tề, nghiêm chỉnh, sẵn sàng, tuân lệnh, cữu, sức, khiếm diện, quan khách. Đồng thời cũng chen vào đó lời lẽ có tính khôi hài “Nhiều chiến tướng đá rất hay, mọi nhẽ”. Đọc tới này ta tưởng như khi đặt bút viết, tác giả nở nụ cười mỉa mai, kín đáo với cái "tinh thần thể dục" mà chính quyền thực dân cùng bè lũ tay sai đặt ra.