1. Câu 1 trang 90 SGK Văn 11. a. Hiện đại hoá được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát khỏi hệ t

Câu 1. Về đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945:

a. Hiện đại hoá được hiểu là quá trình làm cho văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới (theo SGV Ngữ văn 11, tập 1, trang 100).

Nội dung hiện đại hoá văn học diễn ra trên mọi mặt, ở nhiều phương diện: Quan niệm về văn học, tư tưởng, tình cảm, cái nhìn,. . . của nhà văn trước hiện thực cuộc sống. Tuy nhiên hiện đại hoá dễ nhận thấy nhất ớ hình thức của văn học.

Trong sự thay đổi chung cúa xã hội, văn hoá Việt nam thời kì này cũng có sự thay đổi. Từ đầu thế kỉ XX, văn hoá Việt Nam dần dần thoát khói ảnh hướng của Trung Hoa phong kiến, bắt đầu tiếp xúc với văn hoá phương Tây, mà chú yếu là văn hoá Pháp. Đây là thời kì "Mưa Âu, gió Mĩ", "Á - Âu xáo trộn", cũ - mới giao tranh. Chịu ảnh hướng của văn hoá phương Tây ở cả hai chiều tiến bộ và lạc hậu, nền văn hoá Việt Nam thời kì này chuyển biến theo hướng hiện đại, từng bước lấn át nền văn hoá cổ truyền phong kiến có bề dày hàng ngàn năm. Một cuộc vận dộng văn hoá đã được dấy lên từ đó nhằm chống lại lẻ giáo phong kiến hủ lậu và giải phóng Cả nhân.

Trong giai đoạn này, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng góp phần quan trọng vào việc đưa nền văn hoá nước ta phát triển theo chiều hướng tiến bộ và cách mạng, bất chấp âm mưu của kẻ địch trong việc nuôi dưỡng một thứ văn hoá có tính chất cải lương và nô dịch.

Cùng với các tác động mạnh mẽ nêu trên thì sự phát triển mạnh mẽ của báo chí và nghề xuất bản; rồi chữ quốc ngữ dần thay thế chữ Hán, chữ Nôm; phong  trào dịch thuật phát triển; lớp trí thức Tây học thay thế lớp trí thức Nho học là những nguyên nhân quan trọng tạo nên những điều kiện hình thành nền văn học Việt Nam hiện đại và làm cho nền văn học phát triển mạnh theo hướng hiện đại hoá.

Quá trình hiện đại hoá của văn học thời kì này diễn ra qua ba giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỉ XX đến khoáng năm 1920).

- Giai đoạn thứ hai (khoảng từ năm 1920 đến năm 1930).

-Giai đoạn thứ ba (khoảng từ năm 1930 đến năm 1945). Hiện đại hoá văn học là một quá trình. Ở hai giai đoạn đầu, đặc biệt ở giai đoạn thứ nhất, văn học còn bị nhiều ràng buộc, níu kéo cúa cái cũ, tạo nên tính chất giao thời của văn học. Đến giai đoạn thứ ba, công cuộc hiện đại hoá mới thực sự toàn diện và sâu sắc, hoàn tất quá trình hiện đại hoá văn học.

b. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 hình thành theo hai bộ phận và phân hoá thành nhiều dòng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.

Do đặc điểm của một nước thuộc địa, chịu sự chi phối mạnh mẽ và sâu sắc của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, văn học từ đầu thế kí XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 hình thành hai bộ phận: Văn học công khai và văn học không công khai.

Văn học công khai là văn học hợp pháp, tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Văn học không công khai bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, phải lưu hành bí mật. Do khác nhau vể đặc điểm nghệ thuật, về khuynh hướng thẩm mĩ, nên văn học công khai lại phân hoá thành nhiều dòng, trong đó nổi lên hai dòng chính: Văn học lãng mạn và văn học hiện thực.

Bộ phận văn học không công khai có thơ văn cách mạng bí mật, đặc biệt là thơ của các chí sĩ và các chiến sĩ cách mạng sáng tác trong tù.

c. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 phát triển với nhịp độ hốt sức nhanh chóng. Sự phát triển này thể hiện rất rõ ớ sự phát triển của thơ trong phong trào Thơ mới, ở các thể loại như truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, lí luận và phê bình văn học,. . .

Những nguyên nhân làm cho văn học thời kì này phát triển nhanh chóng là: Do sự thúc bách của yêu cầu thời đại; do chủ quan của nền văn học (dây là nguyên nhân chính); sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân. Ngoài ra, cũng cần phải nhận thấy rằng, thời kì này, văn chương đã trở thành một thứ hàng hoá, viết văn trở thành một nghề để kiếm sống. Đây là lí do thiết thực, một nhân tố kích thích người cầm bút.