1. Có thể chọn chép một bài ca dao nào mà mình thích. Sau đó, phân tích hài đó. Chẳng hạn: Công cha

Câu hỏi 1. Chọn chép lại một ca dao đã học hoặc đã sưu tầm được mà em thích .Phân tích tình cảm được diễn tả và những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao đó.

Có thể chọn chép một ca dao nào mà mình thích. Sau đó, phân tích hài đó. Chẳng hạn:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ru

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

- Hai đòng thơ đầu dùng nghệ thuật so sánh để ví “công cha nghĩa mẹ”, vốn là hai khái niệm khá trừu tượng thành cụ thể.

+ Nói đến hình ảnh “núi Thái  Sơn" là nói tới ngọn núi:

  • To lớn, hùng vĩ
  • Nơi các vua chúa thường lên đây để cầu mong mưa thuận gió hòa, thiên hạ thái bình nên nó rất linh thiêng

+ Hình ảnh “nước trong nguồn” là:

  • Nơi khuất kín ít ai biết tới.
  • Nơi cội nguồn để có suối, có sông, cổ biển cả.
  • Sự chắt chiu từng giọt trong lành không bao giờ vơi cạn.

+ Cả hai hình ảnh này đã gợi rất sâu “công cha nghĩa mẹ" đối với người con.

-  Hai dòng sau là lời khuyên nhủ ân cần mà tha thiết. Nó nêu lên một thứ tình cảm mà con người phải quí trọng: “Trong trăm thứ đạo, đạo hiếu làm đầu". Dù có đi theo tôn giáo nào đi nữa thì cái đạo lớn nhất, tôn giáo lớn nhất là “thờ mẹ kính cha”.