1. Đọc đoạn trích truyện ngắn Lão Hạc (SGK, trang 180). Phân tích sự đổi vai và luân phiên lượt lời

Câu 1. Đọc đoạn trích truyện ngắn Lão Hạc (SGK, trang 180). Phân tích sự đổi vai và luân phiên lượt lời của hoạt động giao tiếp trong đoạn trích. Những đặc điểm của hoạt động giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói thể hiện qua những chi tiết nào? (lời nhân vật và lời tác giả).

- Tham khảo sơ đồ biểu diễn sự đổi vai và luân phiên lượt lời trong hoạt động giao tiếp giữa lão Hạc và ông giáo

Lão Hạc (nói)

Ông giáo (nói)

- Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong

Khốn nạn. . . Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó

- Ông giáo nói phải. Như kiếp tôi chẳng hạn

- Thế thì . . kiếp gì cho thật sung sướng

- Cụ bán rồi?

- Thế nó cho bắt à?

- Cụ cứ tưởng thế. . . để cho nó làm kiếp khác

- Kiếp ai cũng thế thôi. . . Hơn chăng

-    Những chi tiết thể hiện đặc điểm hoạt động giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói:

+ Hai nhân vật lão Hạc và ông giáo luôn phiên đổi vai lượt lời. Lão Hạc là người nói trước và kết thúc sau nên số lượng nói của lão là 5. Còn số lượng nói của ông giáo là 4. Vì tức thời nên có lúc ông giáo chưa biết nói gì, chi "hỏi cho cho có chuyện" (Thế nó cho bắt à?)

+ Đoạn trích rất đa dạng về ngữ điệu: ban đầu lão Hạc nói với giọng thông báo (Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!) tiếp đến là giọng than thở, đau khổ, có lúc ngẹn lời (Khốn nạn. . . . Ông giáo ơi!) cuối cùng thì giọng đầy chua chát (thì ra tôi già bằng này. . . một con chó). Lúc đầu, ông giáo hỏi với giọng ngạc nhiên (Cụ bán rồi?) tiếp theo là giọng vỗ về an ủi và cuôì cùng là giọng bùi ngùi

+ Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ nói ở đoạn trích trên, nhân vật giao tiếp còn sử dụng các phương tiện hỗ trợ, nhất là nhân vật lão Hạc:Lão "cười như mếu", "mặt lão đột nhiên co rúm lại", "những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra". . .

+ Từ ngữ dùng trong đoạn trích khá đa dạng, nhất là những từ mang tính khẩu ngữ, những từ đưa đẩy, chêm xen (Đi đời rồi, à, ừ, khốn nạn, chả hiểu gì đâu, thì ra. . . ).

+ Về , một mặt đoạn trích dùng những câu tỉnh lược (Bán rồi! Khốn nạn. . . Ông giáo ơi). Mặt khác nhiều câu lại có yếu tố dư thừa, trùng lặp (Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Thì ra tôi bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó. . . )