1. Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả Bài thơ mở ra bằng một hoàn cảnh tâm trạng khá đặc trưng: Đêm

Câu 1. Bốn thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào?

thơ mở ra bằng một hoàn cảnh tâm trạng khá đặc trưng:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non

Thông thường, giữa không gian mênh mông rợn ngợp, con người cảm thấy nhỏ bé, cô đơn. Ở đây, Xuân Hương lại cảm thấy cô đơn trước thời gian. Thời gian cũng vô thủy, vô chung nhưng nếu không gian chỉ đủ gợi cho con người sự rợn ngợp thì thời gian còn tàn phá những gì mà nó đi qua.

thơ đầu của thơ đã gợi buồn. Cái buồn gợi ra từ sự tĩnh lặng của đêm khuya. Tiếng trống không gần (văng vẳng) mà vẫn nghe thấy cái nhịp vội vàng, gấp gáp, ấy là vì tiếng trống gợi bước đi của thời gian, gợi sự tàn phá và nó là tiếng trống được cảm nhận bằng tâm trạng. Chính vì thế mà trong cái nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống canh ta như nghe thấy cả bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời trong tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Câu thơ thứ hai gợi cảm nhận vé sự bẽ bàng của thân phận một cách dữ dội hơn:

Trơ cái hồng nhan với nước non

Phép đảo ngữ như cố tình khoét sâu thêm vào cái sự bẽ bàng của tâm trạng. "Trơ" là tủi hổ, là chai lì, không còn cảm giác. Thêm vào đó, hai chữ "hồng nhan" (chỉ dung nhan người thiếu nữ) lại đi với từ "cái" thật là rẻ rúng, mỉa mai. Cái "hồng nhan" trơ với nước non đúng là không chỉ gợi sự dãi dầu mà đậm hơn có lẽ là ở sự cay đắng. Câu thơ chỉ nói đến hồng nhan mà lại gợi ra cả sự bạc phận của chủ thể trữ tình. Thật cay đắng, xót xa. Nhịp thơ 1/3/3 cũng như vậy, cứ chì chiết, càng khơi sâu vào sự bẽ bàng khôn tả.

Tuy nhiên câu thơ không hẳn chỉ có nỗi đau, mà nó còn thể hiện cả bản lĩnh của nhân vật trữ tình nữa. Bản lĩnh ấy thể hiện ở ngay trong chữ "trơ" như là một sự thách thức vậy. Từ "trơ" kết hợp với "nước non" thể hiện sự bền gan, sự thách đố. Nó gợi cho ta nghĩ đến mộl câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan trong Thăng Long thành hoài cổ ("Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt").

Nếu hai câu để làm nhiệm vụ dẫn dắt người đọc vào hoàn cảnh tâm trạng thì hai câu thực nói rõ hơn thực cảnh và thực tình của Hồ Xuân Hương:

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trâng bóng xế khuyết chưa tròn .

Thời gian không ngừng trôi và dường như nhân vật trữ tình cũng cô đơn ngồi đối diện với đêm khuya và với vầng trăng lạnh. Cảnh tình Xuân Hương thể hiện qua hình tượng chứa đựng hai lần bi kịch: Trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn "khuyết chưa tròn" Cùng đó là với Xuân Hương, tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn. Hương rượu chỉ càng gợi thêm sự cô đơn và cái bẽ bàng của phận hẩm duyên. Cụm từ "say lại tỉnh" gợi lên cái vòng luẩn quẩn, tình duyên trở thành một trò đùa của con tạo.