1. Mười hai câu đầu là Thúy Kiều báo ân (trả ơn) - Thúc Sinh được mời tới bằng... gươm trong cảnh oa

Câu 1. Mười hai đầu là Thúy Kiều báo ân (trả ơn)

-      Thúc Sinh được mời tới bằng... gươm trong cảnh oai nghiêm: “Cho gươm mời đến Thúc lang”. Chàng Thúc hoảng sợ đên mức “mặt như chàm đổ”, người run lên như đi không vững. Hình ảnh tội nghiệp của Thúc Sinh có thể làm Kiều động lòng trắc ấn không nỡ đánh người thế và cũng tạo nên sự bất ngờ trong việc trả ơn, báo oán tiếp theo.

-     Qua lời nói của Kiều, có thể thấy rằng nàng rất trọng tấm lòng sự giúp đỡ mà Thúc Sinh dành cho nàng trong cơn hoạn nạn:

+ Thúc Sinh đưa Kiều ra khỏi lầu xanh, cứu nàng thoát cảnh đời ô nhục. Cùng với chàng Thúc, Kiều có những tháng ngày êm ấm trong cuộc sống gia đình. Nàng gọi đó là “nghĩa nặng nghìn non”. Trong hình của cách nói văn chương, sách vở là tấm lòng biết ơn chân thật của Kiều Hai chữ “người cũ” trong Tiếng Việt mang sắc thái thân mật gần khác với hai chữ “cố nhân' mang sắc thái trang trọng.

+ Vì gắn bó với Thúc Sinh mà đời Kiều thêm một lần khổ với thân phận làm lẽ nhưng đau đớn hơn một kẻ tôi đòi. Tuy nhiên Kiều hiểu đau khổ của nàng không phải do Thúc Sinh gây ra mà thủ phạm là Hoạn Thư. Thúy Kiều thấu hiểu hoàn cảnh của Thúc Sinh: "Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?”. Với Kiều thì dù có “Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân” cũng chưa thể xứng với ơn nghĩa của Thúc Sinh. Tâm lòng “nghĩa nặng nghìn non” thì gấm vóc, vàng bạc nào có thể cân cho được.

+ Khi nói với Thúc Sinh, Kiều dùng những từ Hán Việt: nghĩa, chữ tòng, cố nhân, tạ lòng... điển cô": Sâm Thương. Cách nói trang trọng này phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều.

-      Trong khi nói với Thúc Sinh, Kiều đã nói về Hoạn Thư. Điên : chứng tỏ vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều đang còn quá xa. Lúc nói về Hoạn Thư, ngôn ngữ của Kiều lại hết sức nôm na, bình dị Nàng dùng những thành ngữ quen thuộc: “kẻ cắp bà già gặp nhau', “kiến bò miệng chén ” với những từ Việt dễ hiểu. Hành động trừng phạt cái ác theo quan điểm của nhân dân phải được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân.