1. Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản Rừng cọ quê tôi. a) Căn cứ vào nhan đề văn bản Rừ

Câu 1. Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản Rừng cọ quê tôi.

a) – Văn bản trên nói về rừng cọ quê tác giả về nỗi nhớ rừng cọ. Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự:

– Nêu khái quát về vẻ đẹp của rừng cọ

+ Rừng cọ trập trùng

– Miêu tả hình dáng cây cọ (thân, lá)

+ Thân cọ, búp cọ, cây non, lá cọ.

– Kỉ niệm gắn bó với cây cọ

+ Căn nhà núp dưới lá cọ

+ Trường học khuất trong rừng cọ

+ Đi trong rừng cọ

– Cuộc sống ở quê gắn bó với cây cọ

– Khẳng định nỗi nhớ về cây cọ

Trật tự sắp xếp như trên là hợp lí, không nên thay đổi

b) Chủ đề văn bản Rừng cọ quê tôi là: Rừng cọ quê tôi

c) Chủ đề ấy được thể hiện trong toàn bộ văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Điều này thể hiện rõ nét trong cấu trúc văn bản.

d) các từ ngữ thể hiện chủ đề :

rừng cọ, lá cọ, thân cọ, búp cọ, mành cọ, làn cọ, trái cọ, chiếc chổi cọ, móm lá cọ, nón lá cọ

các thể hiện chủ đề :

– chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng

– cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ

– người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình.