1. Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên bãi cát. Như đã giới

Câu 1. Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên bãi cát.

Như đã giới thiệu ở trên, rất nhiều khả năng thơ được làm trong những lần Cao Bá Quát vào Huế thi Hội. Hành trình từ Thăng Long vào Huế qua nhiều tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị là vùng có nhiều dải cát trắng mênh mông. Không phải đến Cao Bá Quát hình ảnh những bãi cát dài mới đi vào thơ văn. Trước ông, đại thi hào Nguyễn Du cũng đã từng viết:

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.

Bởi thế, chắc chắn những hình ảnh bãi cát dài (Bãi cát dài, lại bãi cát dài), sóng biển và núi (Trèo non, lội suối, giận khôn vơi) là những hình ảnh có thực. Bởi ở miền Trung, nhất là hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị là dải đất hẹp, có thể bằng mắt thường nhìn thấy một phía là dãy Trường Sơn, một phía là biến Đông

Tuy nhiên, những hình ảnh thơ này không chỉ dừng ơ việc tả thực, mà nó còn mang một sức khái quát cao. Mượn hình ảnh con người như bị sa lầy trong những bãi cát dài, Cao Bá Quát muốn phê phán sự trì trệ, nặng nề trong kiểu giáo dục hiện thời.   thơ hé mở những cảm nhận bước đầu của Cao Bá Quát về sự cần thiết của việc đổi mới giáo dục qua cái nhìn chán ghét lối học cũ, học chỉ để mưu cầu danh lợi.