1. Tác giả viết bài này trong thời điểm nào của lịch sử? Bài viết đã nêu vấn đề gì? Ý nghĩa thời sự

Câu 1. Tác giả viết này trong thời điểm nào của lịch sử? viết đã nêu vấn đề gì? Ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề ấy.

Những yêu cầu, nhiệm vụ hết sức to lớn và cấp bách đang đặt ra cho đất nước ta, cho thế hệ trẻ hiện nay là gì?

Trả lời:

Thời điểm của tác giả viết này là vào Tết năm Tân Tị 2001, năm mở đầu của thế kỉ XXI và thiên niên kỉ thứ ba, tính từ đầu công nguyên theo dương lịch . Đây là thời điểm rất quan trọng, thời điểm chuyển giao giữa hai thế kĩ, hai thiên niên kỉ. Đây cũng chính là thời điểm người ta hay muốn nhìn lại, kiểm điểm lại mình trên chặng đường dài đã qua và chuẩn bị hành trang đi tiếp chặng đường mới. Riêng đối với đất nước ta, dân tộc ta, đây chính là thời điểm công cuộc đổi mới bắt đầu từ cuối thế kỉ trước đã thu được những thành quả nhất định, đang bước sang thế kỉ mới với những mục tiêu phấn đấu vô cùng quan trọng. Đó là thời điểm giải quyết nhiệm vụ cơ bản để trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Chính vì thế, bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới này có ý nghĩa rất kịp thời, đúng lúc.

Bài viết đã nêu vấn đề để chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ Việt Nam chúng ta cần nhận rõ cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam, rèn cho mình những đức tính và thói quen tốt. Ngay trong đầu, tác giả nêu ra luận điểm cơ bản này của bài viết.

Cũng phải thấy vấn đề tác giả nêu ra không chỉ có ý nghĩa thời sự nóng bỏng trong thời điểm chuyển giao thế kỉ, mà nó còn có ý nghĩa lâu dài đối với cả quá trình đi lên của đất nước ta. Bởi vì có nhận thức rõ mặt mạnh cũng như mặt yếu của mình, khắc phục cái yếu đi, phát huy cái mạnh lên, chính là điều kiện quan trọng cần thiết để phát triển và không bị tụt hậu, đối với mỗi con người chúng ta hôm nay. Điều đó lại càng cấp thiết hơn nữa khi chúng ta đang thực sự đi vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong xu thế hội nhập, trong nền kinh tế có xu hướng toàn cầu hóa như bây giờ.

Nhiệm vụ của nước ta và thế hệ trẻ là:

- Đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp.

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.