1. Tìm hiểu câu 1 (SGK, trang 136), trả lời câu hỏi: - Nội dung hai đoạn văn 1 và đoạn văn 2 giông n

Câu hỏi 1. Tìm hiểu 1 (SGK, trang 136), trả lời câu hỏi:

-  Nội dung hai đoạn văn 1 và đoạn văn 2 giông nhau

-   Cách dùng từ ngữ trong hai đoạn khác nhau. Học sinh có thể tham khảo qua bảng so sánh sau:

Đoạn 1 Đoạn 2
- Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về. . . - Chúng ta không thể không nhắc tới
- Trong lúc nhàn rỗi. . . - Trong những thời khắc hiếm hỏi được thanh nhàn bất đắc dĩ. . .
- Bác vốn chẳng thích làm thơ. . . - Thơ không phải là mục đích cao nhất của. . .
- Vẻ đẹp ấy thế hiện rõ trong những bài thơ. . . - . . .  là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó.

Đoạn 1: nhiều nhược điếm, nhiều từ ngữ không phù hợp với văn nghị luận: "hẳn ai cũng nghe nói", "Trong lúc nhàn rỗi"???

Đoạn 2: nhiều ưu điểm, từ ngữ dùng phù hợp với văn nghị luận hơn.

Đoạn văn tham khảo:

Ngâm thơ ta vốn không ham

Nhưng mà trong ngục biết làm chi đây

Đó là tâm niệm của Bác trong những ngày tháng bị đày trong chốn lao tù. Sẽ là một thiếu sót lớn nếu chúng ta nói tới sự nghiệp văn học của Bác mà không nhắc đến Nhật kí trong tù - tập thơ ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt ấy. Tập thơ khắc họa chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh với vẻ đẹp của một chiến sĩ - thi sĩ, với chất "thép" rắn rỏi, chất tình bát ngát, mênh mông. Mộ, Tảo giải, Tân xuất ngục học đăng sơn là những bài thơ tiêu biểu cho vẻ đẹp ấy.