2. Câu 2 trang 17 SGK Văn 11. Câu chuyện chính trong ""giấc mơ"" của Tản Đà là việc nhà thơ được đọc

Câu 2. Tác giả đã kể lại chuyện mình đọc thơ cho trời và chư tiên nghe như thế nào?(thái độ của tác giả của chư tiên và những lời khen của trời).Qua đoạn thơ đó,anh (chị)cảm nhận được những điều gì về cá tính nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ ? Nhận xét về giọng kể của tác giả.

Câu chuyện chính trong "giấc mơ" của Tản Đà là việc nhà thơ được đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe. Thi sĩ tỏ ra rất cao hứng và có phần tự đắc ( Đương cơn đắc ỷ đọc đã thích. . . - Văn dài hơi tốt ran cung mây!- Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay. . . - Chửa biết con in ra mấy mươi? - Văn đã giàu thay, lại lắm lối. . . ) .

Chư Tiên nghe thơ cũng rất xúc động, tán thưởng và hâm mộ tài thơ của Tản

Đà (Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi - Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày - Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai đứng - Đọc xong mỗi cùng vổ tay).

Ông Trời thì khen rất nhiệt thành:

Trời lại phê cho: "Văn thật tuyệt!

Vãn trần được thế chắc có ít!

Nhời văn chuốt dẹp như sao băng!

Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!

Ếm như gió thoảng, tình như sương!

Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!

Để rồi tác giả còn được mời để xưng tên tuổi nữa. Đoạn thơ này thể hiện khá rõ cá tính và niểm khao khát chân thành của thi sĩ. Tản Đà đã rất ý thức vể tài năng của mình và cũng là người táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ bản ngã "cái tôi" đó. Tản Đà rất ngông khi tìm đến tận trời để khẳng định tài năng của mình trước Ngọc Hoàng thượng đế và chư tiên. Đó là niềm khao khát chân thành trong tâm hổn thi sĩ. Giữa chốn hạ giới văn chương rẻ như bèo, thân phận nhà văn bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được tri kỉ tri âm, phải lên tận cõi tiên này mới có thể thoả nguyện. Vào đầu những năm 20, khi thơ phú nhà nho tàn cuộc mà thơ mới chưa ra đời, Tản Đà là nhà thơ đầu tiên trong văn học Việt Nam đã dám mạnh dạn hiện diện bản ngã "cái tôi" đó. Giọng kể của Tản Đà rất phong phú, hóm hỉnh và có phần ngông nghênh,  tự đắc.