2. Câu 2 trang 177 SGK văn 11. a. Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện Mâu thuẫn trào phúng cơ bản

Câu 2. Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện ?Trên cơ sở của mâu thuẫn cơ bản đó ,mâu thuẫn trào phúng riêng từng cảnh là gì?Phân tích truyện để làm rõ mâu thuẫn cơ bản và những mâu thuẫn riêng đó.

a. Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện

Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện là mâu thuẫn giữa chính quyền với người dân nghèo, giữa sự khuếch trương của bọn quan lại thực dân phong kiến với ước mong xin được ở nhà của người dân, giữa việc đi cổ vũ với việc tìm mọi cách chạy chọt để được ở nhà thậm chí trốn tránh. Trên cơ sở những mâu thuẫn đó, mỗi cảnh tinh riêng lại có những nét hài hước riêng.

b. Mâu thuẫn trào phúng riêng của từng cảnh

- Anh Mịch bày tỏ tình cảnh của mình với ông Lí: “Lạy ông, ông làm phúc tha cho con, mai con phải đi làm trừ nợ cho ông Nghị, kẻo ông ấy đánh chết”. Anh Mịch không chỉ lạy một lần mà lời lẽ của anh thiết tha “Cắn cỏ con lạy ông trăm nghìn mớ lạy” và “nếu không vợ con con chết đói”, đến năn nỉ “ông thương phận nào con nhờ phận ấy”.

Đáp lại sự van xin của anh Mịch là thái độ doạ dẫm, phủ nhận của ông Lí: “kệ mày”, đến “chết đói hay chết no tao đây không biết” và “tao thương chúng bay, nhưng ai thương tao”. Cái lệnh nghiêm ngặt và có vẻ quan trọng của tỉnh đường kéo theo bao phiền toái, đụng chạm đến phần cơm áo hằng ngày của đám dân quê khốn khổ. Cái tinh thần thể dục kia vui vẻ đến mức nào không biết chi thấy rằng bao nhiêu người đã khốn khổ vì nó. Ngay đến cả ông Lí cũng lo sốt vó “tao thương mày, nhưng ai thương tao”. Không chọn được đủ người thì ông cũng bị quở trách vì thế mà ông chẳng nương nhẹ với bất cứ ai mặc kệ hoàn cánh của họ có éo le đến thế nào.

- Khác với anh Mịch, Bác Phô gái “dịu dàng đặt cành cau lên bàn”, đây là lỗ vật đến xin ông Lí: “lạy thầy nhà con thì chưa cắt cơn. . .  lạy thầy quyền phép trong tay thầy, thầy tha cho nhà con đừng bắt nhà con đi xem bóng đá vội”. Bác Phô gái xin một hồi cũng không được ông Lí chấp thuận. Cái đáng cười là người ốm cũng không được tha, “ốm gần chết cũng phái đi. Lệnh quan như thế. Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi thì người ta đá bóng cho chó xem à". Thật khốn khổ cho người ốm và cũng nực cười cho cái tinh thần thể dục mà chính quyển thực dân đặt ra.

- Ở một hoàn cảnh khác, bà cụ Phó Bính mắt kèm nhèm vừa nói vừa cười rất vô duyên “thì lòng thành ông lí cứ nhận đi cho cháu”. Ông Lí nhăn mặt nhặt ba hào bỏ túi. Có người khôn ngoan đã dùng tiền để đút lót, mượn người đi thay, vậy cái tinh thần thể dục kia đâu có phải là tự giác. Đây cũng là dịp để bọn chức dịch kì hào như ông Lí nhà ta đây “đục nước béo cò”.

- Người có tiền đã vậy, người không có tiền thì xin, không xin được thì trốn sang làng bên lánh nạn. Đó là trường hợp của thằng Cò. Thằng Cò phải ôm con nằm trong đống rơm.

Thằng Cò trốn trong đống rơm cũng bị lôi ra. Cũng như tình cảnh anh Mịch, Cò mà phải đi xem bóng đá thì con anh sẽ chết đói. Cảnh gà trống nuôi con. Tội nghiệp mà cũng không kìm được tiếng cười khi nghe thằng Cò nói với tuần đinh: ""Tôi đi thì tôi mất cả ngày. Mai mà mất buổi làm thì tôi với cháu nhịn đói. . . mấy lị tôi không mượn đâu được quần áo”.

Bốn trường hợp: Anh Mịch, bác Phô gái, bà cụ Phó Bính, thằng Cò chỉ là đại diện cho người dân trong danh sách phải đi xem bóng đá. Cái tinh thần của họ dường như đối lập lại với cái tinh thần cúa tờ trát. Họ chẳng hào hứng gì. Bới cái tinh thần thể dục kia đem đến cho họ đói cơm, rách áo và bao phiền toái khác. Dựng lên những hoàn cảnh này và qua lời thoại của các nhân vật, Nguyễn Cồng Hoan chĩa tiếng cười châm biếm đầy mỉa mai vào chính quyền thực dân và bọn phong kiến tay sai. Mặt khác nhà vãn chia sẻ với người nghèo khổ, những nạn nhân của tinh thần thể dục giả tạo của bọn xâm lược.

Đến ngày giờ tập trung đi xem bóng đá, lí trưởng vẫn tập hợp gần đủ một trăm người. Nhưng thật thảm hại:

“Khi thấy đã chậm giờ, ông lí trưởng nghiến ràng nói:

- Chúng nó ngu như lợn. Người ta cho xem đá bóng chứ ai làm gì mà cũng phải bắt. Rồi quan thấy không đủ số, lại chửi ông không tận tâm.

Rồi ông ra lệnh:

- Chín mươi tư thằng ở đây, xếp hàng năm lại đi cho đều bước. Tuần chứng hay phải kèm chung quanh giúp tao. Đứa nào trốn về thì ông bảo.

Đoạn ông lo lắng, đi cuối cùng, mắt nhanh nhẹn để coi cẩn thận như coi tù binh.

- Mẹ bố chúng nó, cho đi xem đá hóng chứ ai giết chết mà phải trốn như trốn giặc!”

Cái lo lắng, cái buồn phiền, sự chửi bới của ông lí đã chứng minh cho sự thảm hại của cái gọi là “tinh thần thể dục” kia.