2. Câu 2 trang 60 SGK a. Điệp khúc Tôi yêu em là giọng điệu chủ đạo của bài thơ. Trong tiếng Nga, vớ

Câu 2. Giọng điệu chữ tình chuyển biến như thế nào từ hai 1-2 sang hai 3-4 và từ hai câu 5-6 sang hai câu 7-8? Diễn biến tâm trạng phức tạp của nhân vật chữ tình được thể hiện tinh tế ra sao?

a. Điệp khúc Tôi yêu em là giọng điệu chủ đạo của thơ. Trong tiếng Nga, với hai đại từ ya , người ta có thể dịch sang tiếng Việt thành một số cặp quan hộ từ như: tôi yêu cô, anh yêu em, tôi yêu em. Có thể nói việc người dịch chọn dịch thành tôi yêu em là khá đạt, bởi cụm từ này đã diễn đạt được một cách chính xác mối quan hệ vừa gần vừa xa, vừa rụt rè lại vừa đằm thắm. Nhân vật tôi chưa thân thiết với cô gái đến mức xưng anh, khi xưng tôi quan hệ tình yêu lại mang một sắc thái trầm tĩnh, tự tin, đúng mực, có ý thức về mình. Nét tinh tế trong quan hệ hai nhân vật được bộc lộ qua hai đại từ nhân xưng tôi và em này.

Điệp khúc này xuất hiện trở đi trở lại ba lần trong thơ. Mở đầu bài thơ, điệp khúc Tôi yêu em cất lên như là một lời bộc lộ chân thành, lời lẽ giản dị mà mang bao nỗi quyến rũ, bí ẩn muôn đời. Bốn câu thơ sau lại mở ra bằng điệp khúc Tôi yêu em để rồi sự chế ngự của lí trí phải nhường lại cho mạch cảm xúc dào dạt tuôn trào:

Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,

Lúc rụt rẽ, khi hậm hực lòng ghen,

Nhịp thơ nhanh hơn với những từ lúc, khi, diễn tả những trạng thái tình yêu biến đổi vô cùng, dồn dập. Nhân vật trữ tình bộc lộ thẳng thắn tâm hồn mình: một tình yêu âm thầm, không hy vọng như để tô đậm thêm nét đặc biệt của mối tình đơn phương này. Nhưng dù vậy, tình yêu ấy vẫn có đầy đủ mọi sắc thái của tình yêu muôn thuở: nỗi khổ đau âm thầm, niềm tuyệt vọng, lòng ghen tuông giày vò. Hai câu thơ khơi mở ra những lớp tình cảm phức tạp mà rất con người dưới đáy sâu tâm hồn, sau lớp vỏ ngôn từ bình thản, điềm tĩnh thể hiện qua cách xưng hô, qua vẻ bề ngoài lặng lẽ, rụt rè, qua ý thức cố ghìm nén tình cảm, chỉ cho phép nói rằng tình yêu của mình chưa lụi tắt chứ không phải (thực tế) là đang bùng cháy mãnh liệt.

b. Với sự chân thành hết mực, nhân vật trữ tình không né tránh phân tích cùng kiệt tất cả những yếu đuối, bất lực, những góc khuất tận đáy sâu tâm hồn - một tâm hồn yêu đương cháy bỏng trong âm thầm; cuồng nhiệt trong vô vọng; đắm đuối đến bối rối, lo âu, thắc thỏm; một tâm hồn vật vã, trăn trở, day dứt không biết đến nhẹ nhõm, an bằng, thanh thản,. . . Thế là câu thơ đáng ra nói cái bị động, tiêu cực mà lại làm hiện lên những nhịp đập sôi nổi, mạnh mẽ, tràn đầy sinh lực của trái tim yêu.

Trong mạch thơ như vậy, hai câu kết vừa nối tiếp tự nhiên vừa mang đến ấn tượng bất ngờ:

Tôi yêu em chân thành như thế đó, đằm thắm như thế đó,

Cầu Trời cho em (lại) được ai khác yêu thương (cũng) như thế.

(Bản dịch nghĩa)

Điệp khúc Tôi yêu em lại được láy lại lần thứ ba với một lời khẳng định bản chất của mối tình này: chân thành và đằm thắm. Trong điệp ngữ Tôi yêu em, ở bản tiếng Nga, động từ yêu luôn được để ở thể chưa hoàn thành, điều ấy có nghĩa là ngọn lửa tình yêu trong trái tim nhà thơ sẽ không bao giờ tắt, không bao giờ lụi tàn, nhạt phai. Chính sự chân thành và đằm thắm ấy là cái gốc của tấm lòng cao thượng trong tình yêu này. Nó lí giải vì sao ở đoạn trên kia, nhân vật trữ tình lại có một cách ứng xử dịu dàng, tế nhị, trân trọng người mình yêu và đến cuối bài thơ lại có một lời chúc thiêng liêng đầy vị tha như thế.