2. Câu 3 trang 167 SGK Văn 11. Để thể hiện tình cha con sâu nặng, tác giả đã xây dựng được một tình

Câu 3. Để thể hiện chủ đề" cha con nghĩa nặng", tách giả đã tạo ra tình huống nghệ thuật có kịch tính cao (mâu thuẫn giữa tình cha thương con và hạnh phúc của con , giừa hạnh phúc của con với tình con thương cha). Hãy tìm hiểu và làm rõ tình huống nghệ thuật giàu kịch tính đó.

Để thể hiện tình cha con sâu nặng, tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện giàu kịch tính. Hãy nghe đoạn đối thoại này:

-  /. . . / Thôi cha trở về nhà với con.

- Húy. Về sao được?

- Sao vậy?

- Về rồi làng tổng họ đến bắt còn gì?

Thằng Tí nghe cha nói thế thì nó tỉnh ngộ, nó hiểu rằng cha nó ở lại thì sẽ bị bắt tù và nhất định sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống và hạnh phúc của anh, em nó. “Bây giờ biết làm sao?”. Tình huống đã đầy mâu thuẫn lên đỉnh điểm. Giải quyết như thế nào đày? Tí đang đứng trước hoàn cảnh thật khó.  Song cách giải quyết của người con thật bất ngờ. Tí nói:

- Cha đi đâu?

- Đi đâu cũng được.

- Hễ cha đi thì con đi theo.

- Để làm gì?

- Đi theo đặng mà nuôi cha; chừng nào cha chết rồi con sẽ về.

- Con đừng cố tính bậy. Con phải ở nhà làm mà nuôi ông ngoại.

- Có trâu, có lúa sẵn đó, ông ngoại làm mà ăn, cần gì con nuôi nữa. Lại có con Quyên ở nhà đó.  Cậu Ba Giai cưới nó đấy, nó giàu có thiếu gì tiền bạc, nó giúp đỡ ông ngoại được rồi. Bây giờ có một mình cha nghèo khổ, vậy con phải làm mà nuôi cha chứ.

Cách giải quyết của người con khiến cho người cha đứng đó và cả người đọc vô cùng cảm động. Thằng Tí đã làm được điều mà nó đang tính.

Tình huống truyện đặt ra thật căng thẳng và phức tạp. Cuộc gặp gỡ của hai cha con đã thoả lòng mong ước suốt mười mấy năm trời. Nhưng bóng đen quá khứ vẫn ám ảnh họ. Sự sum họp của cha con khó bề được thực hiện.  Vì dù sao Trần Văn Sửu cũng là người có tội đang bị truy nã.  Sự có mặt của Sửu lúc này có thế làm cho hạnh phúc của Tí, của Ọuyên (con ông) tan vỡ.  Vì không ai người ta chịu gả con cho con một người đi tù. Nhưng nếu ông bỏ đi thì con ông lại không chịu.  Tình huống truyện đã đẩy mâu thuẫn lên tột đỉnh. Cha thì lo, con thì tính, cả hai đều lặng thinh.

Cuộc đối thoại giữa hai cha con đã đi đến một kết cục tốt đẹp. Người đọc cảm nhận được tình cha con sâu nặng. Con người biết sống có đạo lí theo đạo lí thì bao giờ cũng có một kết cục tốt đẹp.