2. Hình tượng người cách mạng Hạ Du hiện lên như thế nào? Thái độ của tác giả? Nêu ý nghĩa cuộc bàn

Câu 2. Hình tượng người cách mạng Hạ Du hiện lên như thế nào? Qua cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du ,Lỗ Tấn muốn nói nên điều gì?

a. Hình tượng người cách mạng Hạ Du không được miêu tả trực tiếp, chỉ được nói tới qua một số chi tiết: đó là một thanh niên tuổi mới đôi mươi, nhà nghèo, có một mẹ già, có bản lĩnh cao cường (trước khi chết còn rủ cai ngục làm cách mạng).

-   Có hai chi tiết ám ảnh liên quan đến hình tượng người cách mạng Hạ Du: Máu của anh được lão Thuyên dùng tẩm bánh bao để chữa bệnh lao cho con trai (một quan niệm rất lạc hậu), và chi tiết vòng hoa lặng lẽ, bí mật của ai đó đã cắm trên mộ người thanh niên cách mạng.

-  Thái độ của tác giả đối với Hạ Du là thái độ ngợi ca, trân trọng (đối lập với thái độ phê phán, vạch ra "căn bệnh quốc dân" đối với những người dân bình thường xung quanh Hạ Du).

b. Chủ đề bàn luận những người trong quán trà của lão Hoa trước hết là công hiệu của "thứ thuốc đặc biệt" - chiếc bánh bao tẩm máu người.

-   Từ việc bàn về công hiệu của chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du chuyển sang bàn về nhân vật Hạ Du là diễn biến tự nhiên, hợp lí .

-   Người tham gia bàn luận tán thưởng rất đông song phát ngôn chủ yếu vẫn là tên đao phủ Cả Khang, ngoài ra còn một người có tên kèm theo đặc điểm (cậu Năm gù) và hai người chỉ có đặc điểm: ("người rầu hoa râm", "anh chàng hai mươi tuổi").

Qua những lời bàn luận ấy, Lỗ Tấn đã cho thấy:

+ Sự lạc hậu của dân chúng Trung Quốc đương thời.

+ Lòng yêu nước nhưng vẫn còn xa rời quần chúng của những người chiến sĩ cách mạng.