2. Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 - 1975 a. Văn học vận động theo khuynh hướ

Câu 2. Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 - 1975

a. Văn học vận động theo khuynh hướng cách mạng hoá, mang đậm tính dân tộc

Đây là một đặc điểm nói lên bản chất của văn học Việt Nam (1945 - 1975): thống nhất về nhiều mặt, phụng sự kháng chiến và có tinh thần nhân dân sâu sắc.

b. Văn học gắn bó mật thiết với vận mệnh chung của đất nước. Tập trung vào hai đề tài chính đó là: Tổ quốc và CNXH.

Đây cũng là một đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam 1945 - 1975. Văn học giai đoạn này gắn bó với vận mệnh chung của đất nước, của cộng đồng dân tộc. tài bao trùm của văn học là Tổ quốc và CNXH.

c. Văn học phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng kết hợp giữa khuynh hướng sử thi và khuynh hướng lãng mạn.

Đây là đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của văn học Việt Nam những năm 1945 - 1975. Văn học giai đoạn này mang đậm tính sử thi và chất lãng mạn, thấm đượm chất anh hùng ca, tạo nên vẻ đẹp riêng mang tính thời đại. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của văn học giai đoạn này.

Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh? Chứng minh mối quan hệ nhất quán giữa quan điểm sáng tác với sự nghiệp văn học của Hồ Chủ tịch.

Quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

-   Hồ Chí Minh coi nghệ thuật là thứ vũ khí chiến đấu phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Quan điểm này bộc lộ rõ trong bài thơ có ý nghĩa tuyên ngôn nghệ thuật:

“Nay ở trong thơ nên có thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong"

(Cảm tưởng khi đọc "Thiên gia thi")

-   Sau này trong Thư gửi họa sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ năm 1951, Người lại khẳng định: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy".

-   Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn chương, Người coi tính chân thật như một thước đo giá trị của văn chương nghệ thuật. Người nhắc nhở người nghệ sĩ “nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc và đề cao sự sáng tạo, chớ gò bó họ vào khuôn mẫu làm mất vẻ sáng tạo".

-    Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm văn học. Người luôn tự đặt hỏi: “Viết cho ai?" (đối tượng), “viết để làm gì?" (mục đích), “viết cái gì?" (nội dung), và “viết như thế nào?" (hình thức). Chính vì chú ý một cách toàn diện từ đối tượng tiếp nhận, mục đích sáng tác đến nội dung, hình thức của tác phẩm nên sáng tác của người chẳng những có tư tưởng sâu sắc, nội dung thiết thực mà còn có hình thức nghệ thuật sinh động, phong phú, đa dạng.

b. chứng minh được mối quan hệ có tính chất nhất quán giữa quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh với sự nghiệp văn học của Người.

Hồ Chí Minh luôn coi văn học là một vũ khí lợi hại phục vụ sự nghiệp cách mạng. Quan điểm đó đã tạo nên sự nhất quán giữa quan điểm sáng tác với sự nghiệp văn học của Người.

Ví dụ: truyện ngắn Vi hành được Người sáng tác vào đầu năm 1923 nhằm vạch trần bộ mặt của tên vua bù nhìn Khải Định trong chuyến sang Pháp nhục nhã của hắn vào năm 1922 để dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mác-xây.

Lấy cuộc tố cáo lật tẩy tính chất bù nhìn, tay sai dơ dáy của nhân vật nói trên làm mục đích, cho nên tinh thần châm biếm, đả kích đã trở thành linh hồn của tác phẩm. Tinh thần ấy thấm vào toàn bộ tác phẩm (từ giọng văn khắc họa hình tượng nhân vật, đến mọi chi tiết của tác phẩm).

Tác phẩm được viết ra nhằm tới mục đích hướng tới độc giả Pháp và những người biết tiếng Pháp, cho nên được viết bằng bút pháp phương Tây hiện đại.