2. Những chặng lớn trong thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường cách mạng của bản thân

Câu 2.   Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam.

Trả lời:

Tố Hữu là một trong những lá cờ tiên phong của nền văn học cách mạng Việt Nam. Đối với ông, con đường hoạt động, cách mạng và con đường thơ có sự thống nhất không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là sự phản ánh một chặng đường cách mạng.

2. 1. Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946)

-   Là chặng đầu tiên tương ứng với 10 năm đầu hoạt động cách mạng của Tố Hữu. Tập thơ gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. Từ ấy là niềm hân hoan của tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời" đã gặp được lí tưởng, tìm thấy lẽ sống.

+ " Máu lửa " sáng tác trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Cảm thông sâu sắc những người nghèo trong xã hội, khơi dậy ý chí đấu tranh.

+ " Xiềng xích " sáng tác trong nhà lao. Thể hiện tâm tư tha thiết yêu đời, yêu tự do, ý chí kiên cường, quyết tâm chiến đấu của người chiến sỹ.

+ " Giải phóng " sáng tác khi vượt ngục đến những ngày giải phóng --> Ca ngợi thắng lợi của cách mạng, độc lập tự do của Tổ quốc, tin tưởng vào chế độ mới.

2. 2. Tập thơ Việt Bắc (1947 - 1954)

- Đánh dấu bước chuyển của thơ Tố Hữu trong chặng đường này: hướng vào việc thể hiện quần chúng cách mạng, mang tính sử thi đậm đà Việt Bắc là bản hùng ca về cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp với những chặng đường gian lao, anh dũng và thắng lợi.

- Tác phẩm thể hiện thành công hình ảnh, tâm tư của quần chúng cách mạng, kết tinh những tình cảm lớn của con người Việt Nam trong kháng chiến mà bao trùm và thống nhất mọi tình cảm là lòng yêu nước.

2. 3. Tập thơ Gió lộng (1955 - 1961)

Gió lộng phản ánh và ca ngợi cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, có sự kết hợp thể hiện cái “tôi" trữ tình công dân khi khai thác đề tài lớn: xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất đất nước tình cảm quốc tế vô sản.

2. 4. Tập thơ Ra trận (1962 - 1971) và Máu và hoa (1972 - 1977)

-   Cả hai tập thơ Ra trận và Việt Nam - Máu và hoa cổ vũ, động viên  cuộc chiến đấu của nhân dân hai miền trong thời kì ác liệt nhất cuộc kháng chiến chống Mĩ.

-    Các tác phẩm  mang đậm tính chính luận - thời sự, chất sử thi âm hưởng anh hùng ca.

2. 5. Tập thơ Một tiếng dờn (1992) và Ta với ta (1999)

-    Là những tập thơ được sáng tác sau năm 1975, đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu, thể hiện những chiêm nghiệm, đúc kết - tác giả về những chặng đường cách mạng của dân tộc và con đường hành động của bản thân.