2. Phân tích hình tượng người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ * Tính cách anh hùng của nhâ

Câu 2. Qua đoạn trích tác phẩm ,em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung -Nguyễn Huệ như thế nào ?Theo em,nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này?

*  Tính cách anh hùng của nhân vật:

-     Con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán: Từ đầu đến cuối đoạn trích, Nguyễn Huệ luôn luôn là con người hành động một cách xông xáo nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. Nghe tin giặc đã đánh chiến đến tận Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà không hề nao núng “đính thân chinh cầm quân đi ngay". Rồi chỉ trong vòng một tháng (từ 24 tháng 11 đến 30 tháng chạp). Nguyền Huệ đã làm được bao nhiêu việc lớn: "Tế cáo trời đất” lên ngôi Hoàng đế, đốc suất đại binh " ra Bắc, gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn", tuyên mộ quân lính và mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.

-       Trí tuệ sáng suốt, sâu xa, nhạy bén:

Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch. Chú ý phân tích lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An: khẳng định chủ quyền dân tộc của ta và hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của giặc (đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, nêu bật dã tâm của giặc (bụng dạ ất khác... giết hại nhân dân, vơ vét của cải); truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từ xưa; kêu gọi quân lính “đồng tâm hiệp lực”; ra kỉ luật nghiêm... Lời phủ dụ có thể xem như một hịch rất ngắn gọn mà ý tứ thật phong phú, sâu xa, có tác động kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc .

Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người, thể hiện qua cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp, khi Sở và Làn "đều mang gươm trên lưng và xin chịu tội”. Ông rất hiểu sở trường, sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đều đúng người, đúng việc...

-     Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng: mới khởi binh đánh giặc, chưa giành lại được một tấc đất nào, vậy mà vua Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”, lại còn tính dần cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng đối với mọi nước “lớn gấp mười nước mình” để có thể dẹp “việc binh đao”, “cho tôi được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng”.