2. Sáu khổ thơ tiếp theo tập trung thể hiện hình tượng Bác Hồ như nào? Hình tượng Bác Hồ được thể hi

Câu 2. Sáu khổ thơ tiếp theo tập trung thể hiện hình tượng Bác Hồ như nào?

Hình tượng Bác Hồ được thể hiện trên nhiều khía cạnh, phương diện:

a. Về lí tưởng và lẽ sống:

-  Ôm cả non sông mọi kiếp người

-  Tự do cho mỗi đời nô lệ

-  Nâng niu tất cả chỉ quên mình

Đó là lí tưởng sông cao đẹp, là lẽ sống quên mình vì mọi người của bậc “đại nhân, đại trí, đại dũng". Bác hi sinh cả hạnh phúc cá nhân để lo cho cả dân tộc, lo cho mỗi sinh linh bé nhỏ được tự do hạnh phúc, yên vui.

b. Niềm vui và tình thương của Người được thể hiện ở nhiều cung bậc, góc độ:

-   Bác đau: dân nước, năm châu; lo: muôn mối; yêu: ngọn lúa, cành hoa; nhớ: Miền Nam; vui: mỗi mầm non trái chín, tiếng ca chung. .

-   Bác nghe từng bước ra tiền tuyến: lắng mỗi tin mừng. . .

Tất cả những động từ biểu thị tâm trạng trong các khổ thơ đã vẽ lên chân dung của Bác. Người dành cả trái tim, tấm lòng, trí óc, bầu nhiệt huyết cho nhân dân. Tất cả những điều mà người quan tâm tới không có gì dành có cá nhân, cho riêng bản thân Người mà đều vì dân tộc, Tổ quốc. Thế mới thấy hết được trái tim của người Cha, người Mẹ, người Bác, người Anh trong trái tim vĩ đại Hồ Chí Minh.

c. Di sản Người để lại:

-  Bác để tình thương cho chúng con

-  Một đời thanh bạch, áo vải hồn muôn trượng. . .

Những gì mà Người để lại cho dân tộc đã vượt lên trên giá trị vật chất tầm thường, món quà vô giá Người để lại là di sản tinh thần, đó là tình yêu thương, là một trái tim chỉ biết quên mình; đó là một cuộc đời đơn giản, thanh bạch, cao quý. Chính sự giản dị, thanh bạch trong lối sống đã tạo nên một hình ảnh Hồ Chí Minh vĩ đại, khắc sâu trong mỗi trái tim Việt Nam hơn mọi bức tượng đồng được xây dựng công phu. Lời thơ là lời ngợi ca sự tồn tại vĩnh hằng của một cuộc đời rất đỗi giản dị, thanh cao đã hi sinh cho giông nòi, dân tộc này.