2. Tám câu thơ tiếp gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh: Thanh minh trong tiết tháng ba,

Câu 2. Tám thơ tiếp gợi lên khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh:

Thanh minh trong tiết tháng ba,

Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.

Gần xa nô nức yến anh,

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

Dập dìu tài tử giai nhân,

Ngựa xe như nước áo quân như nêm.

Ngổn ngang gò đống kéo lên,

Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.

Vào ngày Thanh minh, tiết đầu tháng ba, mùa xuân khí trời mát mẻ.

Người ta đi tảo mộ (quét tước, sửa sang lại phần mộ của người thân) nên có lễ đi tảo mộ. Mùa xuân cũng là dịp để đi chơi ở chốn đồng quê. Được giẫm lên cỏ xanh giữa đất trời mùa xuân trong trẻo là một cái thú, nên việc chơi xuân ấy mới trở thành ngày hội, gọi là “đạp thanh”. Những câu thơ của Nguyễn Du gợi tả không khí lễ hội bằng cả một hệ thống từ ngữ giàu sức biếu đạt. Những từ ghép lại là danh từ như yến anh, chị em, tài tử, ỉiai nhân gợi tả sự đông, vui, nhiều người, mà chủ yếu lại là trai thanh gái lịch. Những từ ghép là động từ như sắm sửa, dập dìu gợi tả không khí rộn ràng, náo nhiệt của ngày hội. Những từ ghép lại là tính từ như gần xa, nô nức diễn tả tâm trạng háo hức của người đi hội. Cụm từ “nô nức yến anh" là một ẩn dụ gợi lên hình ảnh từng đoàn nam thanh nữ tú nô nức đi chơi xuân như những đàn chim én, chim oanh bay ríu rít. Những so sánh rất giản dị: “Ngựa xe như nước, áo quần như nêm” giúp người đọc hình dung cảnh ngày hội vô cùng náo nhiệt: ngựa xe nối nhau như dòng nước bất tận, người dự hội mặc trang phục đẹp đi lại đông đúc, chật như nêm cối. Trong lề tảo mộ, người ta rắc những thoi vàng vó, đốt tiền ¿lấy hàng mã để tưởng nhớ người đã khuất nên mới có cảnh “Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”. Tám câu thơ tả cảnh lễ hội ngày Thanh minh na khắc họa được cả truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa.