2. Tìm hiểu đoạn trích ở câu 2 (SGK, trang 137) và trả lời câu hỏi. Đọc kĩ ví dụ 2: Lời tựa tập Lửa

Câu hỏi 2. Tìm hiểu đoạn trích ở 2 (SGK, trang 137) và trả lời câu hỏi.

Đọc kĩ ví dụ 2: Lời tựa tập Lửa thiêng của Huy Cận - Xuân Diệu (trích),

a. Các từ ngữ in đậm có tác dụng biểu hiện cảm xúc tinh tế, những rung động sâu sắc về hồn thơ Huy Cận. Đối tượng nghị luận là một tâm hồn thơ mang nỗi "sầu vũ trụ", "buồn nhân thế", "sầu vạn kỉ".

b. Sắc thái biểu cảm của các từ ngữ in đậm rất phù hợp với đối tượng nghị luận (hồn thơ Huy Cận).

-   Người viết gọi Huy Cận là "chàng" vì tác giả Lửa thiêng lúc dó còn rất trẻ (20 tuổi).

-   Những từ ngữ: "linh hồn Huy Cận", "Nỗi hắt hiu trong cõi trời", "hơi gió nhớ thương" . . . rất phù hợp với hồn thơ Huy Cận vốn rất nhạy cảm với không gian đặc biệt là không gian vũ trụ vô biên với những gió, mây, trăng, sao. . .

c. Có thể thay:

-  Từ chàng bằng các từ: nhà thơ, Huy Cận, thi sĩ. . .

-   Cụm từ: “Nỗi hắt hiu trong cõi trời” bằng “Nỗi buồn trong không gian’’

-   Cụm từ: “Hơi gió nhớ thương” bằng “Tình cảm nhớ thương”.

Nhưng nếu thay như vậy thì cách diễn đạt của đoạn văn sẽ thiếu cảm xúc.