2. Từ miền Nam ra viếng lăng Bác, nhà thơ thấy hình ảnh nào trước hết? “Con ở miền Nam ra thăm lăng

Câu 2. Phân tích hình ảnh Hàng tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu. Tác giả đã làm nổi bật những nét nào của cây tre và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào? thơ cuối trở lại hình ảnh cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam?

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát."

Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy được và có ấn tượng sâu sắc là hàng tre quanh lăng Bác. Từ bao giờ cây tre đã trở thành biểu tượng của đất nước, của dân tộc Việt Nam với biết bao đức tính Việt Nam đặc biệt cao quý:

" Thân gầy guộc lá mong manh

Mà sao nên lũy nên thành tre ơi!”

Từ thời bình minh lịch sử nước ta đã có huyền thoại Thánh Gióng đã nhổ tre đàng ngà đuổi sạch giặc Ân. Gần đây thôi, nhân dân miền Nam ta từ gậy tầm vông đã làm nên chiến thắng vang dội địa cầu.

Bởi vậy, cây tre là hình ảnh tiêu biểu, sinh động cho tinh thần bất khuất, chí khí anh hùng của dân tộc ta:

“Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

ở đây, nhà thơ miêu tả hàng tre quanh lăng Bác nhưng nhằm nói đến sức mạnh quần chúng, của sự đoàn kết, tư thế hiên ngang của cả dân tộc

Câu thơ cuối bài là: “Muốn Làm cây tre trung kiêu chốn này" Khép lai bài thơ là hình ảnh “cây tre”, hình ảnh đã xuất hiện từ đầu thật là tư nhiên. Đúng như nhận xét của Đức Thảo từ “hàng tre” là khách thế nên đã tan hòa vào “cây tre” là chủ thể ở cuối bài. Hình ảnh" cây tre trung hiếu chốn này” đã làm nổi rõ hơn hình ảnh hàng tre ẩn dụ bên trên.