2: Tuy không phải là bài thơ Đường luật song Tĩnh dạ tứ cũng sử dụng phép đôi. Không phải là một bài

Câu 2. Tuy không phải là thơ Đường luật song Tĩnh dạ tứ cũng sử dụng phép đối

Không phải là một thơ Đường luật. Tĩnh dạ tử của Lí Bạch là một bài cổ tuyệt (tứ tuyệt cổ phong) nhưng cũng sử dụng phép đối".

“Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương.”

Ở đây “cử đầu” đối với “đê đầu” và “vọng minh nguyệt” đối với “tư cố hương”. Đúng là số lượng chữ của các bộ phận tham gia đối bằng nhau, cấu trúc ngữ pháp của các bộ phận tham gia đối giống nhau và từ loại của các chữ tương ứng ở hai vế giống nhau, cần chú ý chỉ trong thơ cổ thể, “đầu” mới đối được với “đầu" (đối trùng thanh), còn trong thơ Đường luật thì không thể đối như thế được.

Tác dụng cửa phép đối ở đây nhằm biểu hiện cụ thể và sinh động tình cảm quê hương.

Trước khi “ngẩng đầu” tác giả đã “cúi đầu” vì có “cúi đầu” mới ngỡ ánh trăng là sương phủ mặt đất.  Từ chỗ chỉ thấy ánh trăng ấy, ông đã “ngẩng đầu” để nhìn thấy cả bản thân vầng trăng. Và khi thấy vầng trăng cũng như mình cô độc lạnh lẽo, lập tức tác giả lại “cúi đầu" để suy ngẫm về quê hương. Các cử động “cúi đầu, ngẩng đầu, cúi đầu” liên tục ấy thể hiện sinh động cụ thể hoạt động của tư duy và cảm xúc nói rõ hơn là của tình cảm quê hương.