3. Các mộng tưởng của em bé qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai b

Câu 3. Các mộng tưởng của em bé qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) diễn ra lần lượt có hợp lí không? Vì sao? Trong các mộng tưởng ấy, diều nào gắn với thực tế, điều nào thuần túy chỉ là tưởng tượng?

a) Bằng sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng qua các lần quẹt diêm của cô bé, ta thấy nghệ thuật kế chuyện của An-đéc-xen thật hấp dẫn. Khi que diêm cháy lên là lúc mộng tưởng hiện ra trong đầu óc cô bé từ lò sưới bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng đến bàn ăn đã dọn khăn trải bàn trắng tinh, bát đĩa bằng sứ quý giá, có cả ngỗng quay... rồi thì cây thông Nô-en và hàng ngàn ngọn nến sáng rực, bà nội em mỉm cười với em, hai bà cháu vụt bay lên trời:
Nhưng khi que diêm tắt là lúc cô bé trở lại với thực tại với thực tế chỉ còn là những bức tường dày lạnh lẽo... Tất cả các ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời.
b) Các mộng tướng của cô bé với các tình tiết được nhà văn lần lượt theo thứ tự hợp lí. Do trời rất rét, cô bé lại vừa que điêm nên cô mộng tưởng ngay đến lò sưởi, tiếp đó vì cô đói nên mộng tưởng đến chiếc bàn ăn với một con ngỗng quay, đặc biệt là con ngỗng quay đã nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn phuốc-sét tiến về phía cô.
Lúc bấy giờ, sau các bức tường kia, nhà nhà đều đang đón giao thừa nên liền đó cây thông Nô-en đã hiện lên. Đến đây, cô bé nhớ đến mình đã có một thời được hưởng hạnh phúc, cũng được đón giao thừa như thế khi bà nội em còn sống, thế là hình ảnh bà nội hiện ra.
c) Trong các mộng tưởng ấy chỉ có bàn ăn, cây thông Nô-en là gắn liền với thực tế. Còn lại, từ con ngỗng quay bay ra khỏi đĩa mang cả dao ăn, phuôc-sét, tiến về phía em đến hình ảnh hai bà cháu cô nắm tay nhau bay vụt lên trời đều thuần túy chỉ là mộng tưởng.