3. Câu 3 trang 136 SGK Văn 11. Cùng với sự phát triển lịch sử của văn học, truyện cũng có những kiểu

Câu 3. Tóm lược đặc trưng của truyện ,các kiểu loại truyện và yêu cầu về đọc truyện .

Cùng với sự phát triển lịch sử của văn học, truyện cũng có những kiểu loại khác nhau.

- Văn học dân gian có nhiều kiêu truyện: Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.

- Văn học trung đại có loại truyện viết bằng chữ Hán và loại truyện viết bằng chữ Nôm (chia theo hình thức văn tự).

- Trong văn học hiện đại, theo quy mô văn bán và dung lượng hiện thực, người ta phân ra truyện ngắn, truyện vừa và truyện dài (tiểu thuyết).

+ Truyện ngắn thường ít nhân vật, sự kiện, nó hướng tới một vài mảnh nhỏ của cuộc sống, có thế kê về cả cuộc đời hoặc một đoạn đời,. . . Nhưng trong phạm vi hẹp vẫn có thể đặt ra những vấn đề lớn lao, thể hiện những tư ĩướng nhân sinh sâu sắc. (Truyện ngắn là thể tự sự cỡ nhỏ, có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, lời kể. Truyện ngắn được phép hư cấu tưởng tượng, khác với bản tin hay phóng sự điều tra.  Truyện ngắn thường là một "lát cắt" của cuộc đời, một "mảnh nhỏ" của tâm hồn nhân vật).

+ Không có sự phân biệt rạch ròi giữa truyện vừa và truyện dài (tiểu thuyết). Tiểu thuyết là một thể loại tự sự cỡ lớn. Có nhiều loại tiểu thuyết: Tiểu thuyết phiêu lưu, tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, tiểu thuyết sứ thi ghi lại sự tích anh hùng - nhưng nhiều nhất là tiếu thuyết về những số phận cá nhân trong cuộc đời thường: Một cuộc sống không thi vị hoá với mọi yếu tố ngổn ngang bề bộn, từ cao cả đến thấp hèn ti tiện. Nhân vật thường "nếm trải" bao nhiêu dằn vặt khổ đau của cuộc đời. Với khả năng phán ánh đời sống một cách toàn vẹn, sinh động, đổng thời đi sâu khám phá số phận cá nhân, sử dụng linh hoạt hư cấu, điển hình hoá, tổng hợp thủ pháp của các thể loại văn học, nghệ thuật khác, mang tính đa dạng về màu sắc thấm mĩ, tiểu thuyết được coi là "hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ" (Cô-gi-nốp).