3. Câu 3 trang 158 SGK Văn 11. Ba đoạn văn đã cho đều có những bộ phận biếu hiện thời gian (trạng ng

Câu hỏi 3. Trong mỗi đoạn trích sau đều có những văn có bộ phận biểu hiện thời gian(phần in đậm) , nhưng bộ phận đó được đặt ở những vị trí khác nhau trong (đầu,giữa,cuối câu).Hãy phân tích tác dụng của mỗi cách sắp xếp.

Ba đoạn văn đã cho đều có những bộ phận biếu hiện thời gian (trạng ngữ chỉ thời gian). Theo quy tắc ngữ pháp thì các bộ phận này đều có thể đặt ở đầu câu, giữa câu hay cuối câu.  Tuy nhiên, trong mỗi văn cảnh cụ thể, vì hướng đến những mục đích khác nhau nên cách sắp xếp của từng tác giả lại khác nhau.

a) Đoạn văn 1 :

. . . Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách /. . . /. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mi rồi bịt mắt cõng Mi đi.

Sáng hôm sau, Mị mới biết mình dang ngồi trong nhà thống lí Pá Tra. . .

(Tô Hoài — Vợ chồng A Phủ)

Trong đoạn văn này, trạng ngữ chỉ thời gian (Mộ! đêm khuya) được đặt ở đầu câu vì nó phải đảm nhận chức năng nêu hoàn cảnh thời gian cho các sự kiện xảy ra sau đó (Mị bị bắt rồi bị đưa đi). Trong khi đó, ở câu tiếp theo, phần trạng ngữ chỉ thời gian (Sáng hôm san) vừa có tác dụng như trạng ngữ ở câu trên lại vừa có tác dụng liên kết câu. Người ta không thế đặt nó ở cuối câu hay giữa câu, vì như thế câu văn sẽ mất sự liên kết và các sự kiện được kể không liền mạch.

b) Đoạn văn 2:

. . . Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết. . .

Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng tinh sương, đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp. . .

(Nam Cao — Chi Phèo)

Trong câu văn này, trạng ngữ chỉ thời gian (một buổi sáng tinh sương) lại đặt ớ giữa câu, đằng sau hành động của một chủ thể (Một anh đi thả ông ham). Sở dĩ cần phải sắp xếp theo trật tự ấy là do các câu văn trước đang tập trung vào vấn đề: Ai biết người nào đẻ ra Chí Phèo? Cho nên cần nối tiếp đề tài đó bằng việc nêu người hành động (chứ không phải thời gian của hành động) lên đầu câu.

c) Đoạn văn 3:

. . . Nhưng rồi hỏi ra mới biết rõ cô ấy không phái con gái nhà Pá Tra: Cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra.

Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra dã mấy năm.

(Tô Hoài — Vợ chồng A Phủ)

Trong trường hợp này, bộ phận chỉ thời gian (đã mấy năm) đứng ở cuối câu. Điểu đó do nhiệm vụ thông báo của nó quyết định: Nó biểu thị phần tin mới, phần trọng tâm thông báo. Về mặt ngữ pháp, nó không phải là thành phần chính của câu. Nhưng các thành phần chính (Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra) trong trường hợp này chỉ là một hình thức khác của việc lặp lại một thông tin đã biết, đã được nhắc tới như những câu trước đó (cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí), nghĩa là một thông tin cũ. Điểu quan trọng ở câu sau này là thời gian về làm dâu. Vì thế, tuy là thành phần thứ yếu về ngữ pháp nhưng lại quan trọng về mặt thông báo nên nó cần được đặt ở cuối câu, vị trí thường dành cho phần tin mới, tin quan trọng.  Một lí do khác là việc đặt thành phần này ở cuối câu cũng là đê báo trước một nội dung thông tin sẽ ngay lập tức được nói tới (thông tin về cái ngày mà Mị chưa về làm dâu nhà Pá Tra).