3. Câu 3 trang 17 SGK Văn 11. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại

Câu 3. Cảm hứng chủ đạo của thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong lại có một đoạn rất hiện thực .Đó là đoạn thơ nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn thơ đó .Theo anh (chị) ,hai nguồn cảm hứng này ở thi sĩ Tân Đà có mối liên hệ với nhau như thế nào?

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài lại có một đoạn rất hiện thực, đó là đoạn:

"" Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

Trần gian thước đất cũng không có

[. . . ]

Sức trong non yếu ngoài chen rấp

Một cây che chống bốn năm chiều"".

Tản Đà là một nhà thơ giàu cảm hứng lãng mạn. Thế nhưng trong đoạn thơ này, nhà thơ lại nói đến nhiệm vụ truyền bá "thiên lương" mà Trời trao cho ông như là một thiên chức vậy. Điểu đó đã chứng tỏ, Tản Đà lãng mạn, nhưng không hoàn toàn thoát li cuộc đời, ông vẫn ý thức về trách nhiệm với đời và khát khao được gánh vác việc đời.  Đó cũng là một cách khẳng định mình. Xúc động nhất trong đoạn thơ có lẽ chính là những thơ vẽ lên một bức tranh chân thực về chính cuộc đời nhà thơ và cuộc đời của nhiều văn sĩ khác lúc đó. Đó là cuộc sống hết sức cơ cực, tủi hổ (không tấc đất cắm dùi, thân phận bị rẻ rúng, làm chẳng đủ ăn, bị o ép nhiéu chiều,. . . ). Những thơ không hề cường điệu. Đó thậm chí chính là cuộc sống đầy xót xa của thi sĩ Tản Đà. Là một thi sĩ nổi tiếng tài hoa, thế nhưng gần như suốt đời, Tản Đà sống trong nghèo khổ, túng quẫn. Ông đã từng rơi vào cảnh:

Hôm qua chửa có tiền nhà

Suốt đêm thơ nghĩ chẳng ra câu nào

Đi ra rồi lại đi vào

Quẩn quanh chỉ tốn thuốc lào vì thơ

Về cuối đời, Tản Đà thậm chí phải mở cửa hàng xem tướng số để kiếm ăn nhưng không có khách, mở lớp dạy Hán văn và quốc văn nhưng không có học trò. Cuối cùng, ông chết trong cảnh nghèo đói, nhà cửa, đồ đạc bị chủ nợ tịch biên, chỉ còn một cái giường mọt, cái ghế ba chân, chồng sách nát và một be rượu.

Bức tranh hiện thực miêu tả trong bài thơ đã giúp chúng ta thêm hiểu vì sao Tán Đà thấy đời đáng chán (Trần thế nay em chán nửa vờí), vì sao ông phải tìm cõi tri âm tận trời cao (Tri kỉ trông lên đứng tận trời), phải tìm đến Hằng Nga, Ngọc Hoàng Thượng đế, chư tiên,. . . để thoả niềm khao khát. Hai nguồn cảm hứng lãng mạn và hiện thực thường đan cài khăng khít trong thơ ông như thế.