3. Câu 3 trang 183 SGK Văn 11. a) Khi phỏng vấn, có phải bao giờ người phỏng vấn cũng chỉ sử dụng nh

Câu 3. Để thu thập dư luận của các bạn trong lớp về thị hiếu thưởng thức ca nhạc anh (chị) hãy:

a) Khi phỏng vấn, có phải bao giờ người phỏng vấn cũng chỉ sử dụng những hỏi dã chuẩn bị sẵn không? Tại sao?

Gợi ý:

Không phải lúc nào người phỏng vấn cũng chỉ nêu ra những hỏi đã chuẩn bị sẵn. Ngược lại trong quá trình hỏi đáp, người hỏi còn cần lắng nghe lời đáp, để đưa ra những câu hỏi có tính chất "ngẫu hứng", "ứng đối", nhằm:

- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc.

- Khéo léo lái người trả lời phỏng vấn trớ lại chủ đề phỏng vấn, nếu thấy họ có dấu hiệu "lạc đề" hoặc thậm chí có khi họ cố ý né tránh vấn để.

- Gợi mơ, khiến họ có thể nêu ý kiến rõ ràng hơn.

a) Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn cần có thái độ thế nào, ngoài sự khiêm tốn, nhã nhặn và chăm chú lắng nghe?

Gợi ý:

Cuộc phỏng vấn nên diễn ra trong không khí thân tình, tự nhiên . Người phỏng vấn không chỉ cần lịch thiệp, nhã nhặn, biết lắng nghe, đồng cảm với người cùng nói chuyện, mà còn cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến của họ bằng cách châm chú ghi chép và cố tránh chạm vào những chỗ có thể làm cho người trả lời phỏne, vấn không vui.

b)  Kết thúc phỏng vấn, người phỏng vấn cần nhớ làm việc gì để bày tỏ sự trân trọng đối với người trả lời phỏng vấn?

Gợi ý:

Trước khi khép lại buổi phỏng vấn, người phỏng vấn không nên quên việc cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện. Khi mở đầu cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn cũng cần khéo léo tìm những lời mở đầu phù hợp để gợi ra một không khí gần gũi, thân thiện cho cuộc phỏng vấn.

Buổi phỏng vấn có thế được phát trực tiếp trên truyền hình hay trên sóng phát thanh, nhưng cũng có thể được công bố sau khi đã biên tập lại. Trong trường hợp đó, kết quả phỏng vấn phải được ghi lại một cách trung thực (người phỏng vấn không dược tự ý sửa chữa những câu trả lời phóng vấn). phỏng vấn phải được trình bày rõ ràng, trong sáng và hấp dẫn (có thể thêm những lời miêu tả hoặc kể chuyện ngắn gọn nếu cần).

Người trả lời phỏng vấn phải nêu thật trung thực, rõ ràng ý kiến của mình về điều được hỏi, với thái độ thẳng thắn, chân thành. Đó là những điều rất dễ nhận ra. Nhưng còn yêu cầu nào khác mà người trả lời phỏng vấn cần cố gắng để đạt tới nữa không?

Gợi ý:

Người được phỏng vấn không chỉ cần trả lời đúng vào điều được hỏi, bằng những ý kiến trung thực, rõ ràng mà câu trả lời còn cần được trình bày sao cho hấp dẫn. Câu trả lời của Bác về tình hình Điện Biên Phú (SGK) là một ví dụ. Câu trả lời này hay không chỉ vì nội dung của nó rất rõ ràng, sáng tỏ, mà còn vì cách trả lời thật thú vị, vừa thông minh và lại dễ hiểu đến không ngờ.