3. Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được

Câu 3. Sự tốn kém và tính chất vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cứ nào?

Để làm rõ luận cứ này, tác giả đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng so với những so sánh thật thuyết phục trong các lĩnh vực xã hội y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục. Đây là những lĩnh vực hết sức thiết yếu trong cuộc sống con người, đặc biệt là với các nước nghèo, chưa phát triển, ở mỗi lĩnh vực, tác giả đưa ra từ một đến hai ví dụ:

+ Về lĩnh vực xã hội: chương trình giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất trên thế giới là “một giấc mơ không thể thực hiện được, tốn kém 100 tỉ đô la”; nhưng số tiền khổng lồ đó “cũng chỉ gần bằng những chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiên lược B.1B của Mĩ và cho dưới 7000 tên lứa vượt đại châu".

+ Về lĩnh vực y tế “giá của 10 chiếc tàu sân bay mang vủ khí hạt nhân kiểu tàu Ni-mít, trong số 15 chiếc mà Hoa Kì dự định đóng'' cũng đủ đế thực hiện một chương trình phòng bệnh trong 14 năm, sẽ bảo vệ cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em ở châu Phi.

+ Về lĩnh vực tiếp tế thực phẩm: “chi phí cứu 575 triệu người thiếu dinh dưỡng trên thế giới chỉ tốn kém không bằng 149 tên lửa MX...; chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trả tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong bốn năm.”

+ Về lĩnh vực giáo dục: “chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới."

Nghệ thuật lập luận thật đơn giản mà chắc chắn. “Những con số biết nói” trong các ví dụ so sánh làm người đọc bất ngờ khi biết được sự tốn kém ghê gớm và tính chât phi lí của cuộc chạy đua vũ trang, giúp người đọc nhận thức đầy đủ một sự thật hiển nhiên mà phi lí: cuộc chạy đua hạt nhân đã và đang cướp đi thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sông của con người, nhất là các nước nghèo.