3. Đoạn thơ thứ hai mở ra một thế giới khác với những vẻ đẹp của con người về thiên nhiên miền Tây k

Câu 3. Đoạn thơ thứ hai mở ra một thế giới khác với những vẻ đẹp của con người về thiên nhiên miền Tây khác với đoạn thơ thứ nhất. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp đó.

-   Bên cạnh bức tranh dữ dội, hoang sơ ở đoạn thơ thứ nhất. Tây Tiến còn được hiện lên với vẻ đẹp duyên dáng, mĩ lệ và đặc biệt rất thanh bình ngỡ như không còn tiếng súng, vẻ đẹp đó được nhìn qua con mắt hào hoa, yêu đời, lãng mạn của những chàng trai Tây Tiến.

-   Đó là vẻ đẹp của một đêm hội với đuốc hoa, xiêm áo rực rỡ, tiếng khèn, điệu nhạc, hồn thơ quấn quýt với tình người, tình quân dân kháng chiến tình nghĩa Việt - Lào. . . gắn bó thuỷ chung:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lận man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ. . .

-   Đó là vẻ đẹp Tây Bắc gắn với hình ảnh cô gái Thái chèo thuyền độc má uyển chuyển với bông hoa “đong đưa" như làn duyên trên dòng nước lũ:

Người đi Mộc Châu chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bên bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dònq nước lũ hoa đong đưa

-    Cảnh tiễn đưa trên sông trong chiều sương khiến cảnh vật trở nên hồn (hồn lau) và đầy quyến luyến, tình tứ (hoa đong đưa). Bức tranh 4 vậy có nét đẹp hoang dã nên thơ. . . Nổi bât là hình ảnh “dáng người trên độc mộc" đem đến nét đẹp rắn rỏi, khoẻ khoắn cho bức tranh thiên nhiên thơ mộng, mềm mại, mơ màng.

-   Hình ảnh thơ không còn dữ dội mà dậm sắc trữ tình, thơ mộng với hai bức tranh, hai khung cảnh khác nhau, cuộc liên hoan ở doanh trại và cuộc tiễn đưa lên đường đi Châu Mộc trong một chiều sương. Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, sự cảm nhận tinh tế của những người lính: lãng mạn, hào hoa yêu đời. . . và trên hết, đó là tâm hồn thơ của nhà thơ Quang Dũng.