3. Hai cây phong và thầy Đuy-sen Trong mạch kế của người kể chuyện xưng “tôi”, hai cây phong chiếm v

Câu 3. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng tôi ,nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện ?Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này ,hai cây phong được miêu tả hết sức sống động ,như hai con người ,và không chỉ thông qua sự quan sát của người họa sĩ?


Trong mạch kế của người kể chuyện xưng “tôi”, hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện, cho thấy qua độ dài văn bản của mạch kể này. Nguyên nhân là hai cây phong đã gắn chặt với tình yêu quê hương da diết. Không những thế, hai cây phong còn gắn bó với những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò.
Nhưng nguyên nhân sâu sắc là hai cây phong đã được chính thầy Đuy - sen đem về trồng trên đồi cao này cùng cô học trò An-tư-nai, thầy đă gửi gắm vào đây ước mơ, hi vọng những đứa bé nghèo khổ, bất hạnh, thất học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, kiến thức ngày càng rộng mở, hữu ích cho đời. Mặc dù chuyện xảy ra bốn mươi năm trước mãi đến gầ. đây người kể chuyện mới được biết.
Trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả sống động: nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, khi mây đen kéo đến... xô gãy cành, tỉa trụi lá. Đặc biệt là có râ't nhiều âm thanh "tiếng lá reo”, “tiếng rì rào theo nhiều cung bậc”, “reo vù vù”... Hai cảy phong được miêu tả bằng trí tưởng tượng và bằng tâm hồn người nghệ sĩ nên được nhân hóa rất cao, rất sinh động: Có tiếng nói riêng , có một tâm hồn riêng... bỗng im lặng một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất lên tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào...