3. Khi miêu tả đám tang, tác giả đã kết hợp đầy dụng ý giữa tả cận cảnh và toàn cảnh. Toàn cảnh đám

Câu 3. Anh (chị )hãy phân tích cảnh "đám ma gương mẫu".

Khi miêu tả đám tang, tác giả đã kết hợp đầy dụng ý giữa tả cận cảnh và toàn cảnh.

Toàn cảnh đám tang khiến cho người đọc hình dung được sự nhốn nháo, pha tạp Tây Tàu của đám tang. Nó làm lộ rõ vẻ học đòi vô học và rởm đời của tang chủ. Khi miêu tả cận cảnh, tác giả chú ý đến những hành động, những lời bàn tán thầm thì của những người đi đưa đám. Những chuyện chẳng liên quan gì đến người chết.

Nhà văn đã lặp lại điệp húc “Đám cứ đi…”. Điệp khúc này có ý nghĩa châm biếm, hài hước.   Một đám ma hỗn độn và hài hước, pha tạp đủ thứ, học đòi đủ kiểu để khoe khoang. Xe chở người chết cứ đi, người đưa cứ chim chuột nhau, con cháu cứ hưởng thụ niềm hạnh phúc sung sướng của mình. Mỗi người một tâm lí, một mục đích khác nhau, hội tụ lại để thực hiện “nghĩa tử là nghĩa tận” với người chết. Điểm nổi bật nhất và chung nhất của đám người này là sự giả dối, thói đạo đức giả.