3. Trong bài thơ, nhà thơ dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ tượng trưng giàu sức biểu cảm và gợi ra những ý

Câu 3. Tình cảm của nhà thơ và của mọi người đối với Bác đã được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ 2,3,4 ?Chú ý phân tích những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc trong các khổ thơ này.

Trong thơ, nhà thơ dùng nhiều hình ảnh ẩn dụ tượng trưng giàu sức biểu cảm và gợi ra những ý nghĩa sâu xa, liên tường rộng rãi. Chẳng hạn:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

trên là hình ảnh thật: mặt trời trên lăng là mặt trời của trời đất, tự nhiên. Câu thứ hai là hình ảnh ẩn dụ: mặt trời trong làng chính là trái tim của Bác, một người đã dành trọn đời mình cho nước cho dân. Cách ẩn dụ ở đây thật sinh động, tự nhiên và nhuần nhuyễn, không những nói lên sự vĩ đại của Bác (như măt trời) mà còn thể hiện được sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác.

Cũng vậy, hai thơ:

“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!”

Bác trở nên bất tử. Bác vẫn còn mãi với non sông, đất nước như trời xanh vẫn còn mãi trên cao: Bác sống như trời đất của ta (Tô Hữu). Bác Hồ kính yêu của chúng ta đă hòa nhập vào trời xanh. Hình ảnh ấy cho thấy cái mãi mãi, cái vô cùng cao cả ở một con người. vẫn biết hình ảnh Bác là vĩnh hằng nhưng nhà thơ cũng không thể không đau xót vì sự đi xa của Người.

Từ câu thơ gợi ra bao liên tưởng miên man trong một niềm xúc động thiêng liêng thương tiếc Bác vô hạn.