3. Trong hai câu thơ trích từ trong bài Khóc Dươìig Khuê của Nguyễn Khuyến: Giường kia treo cũng hữn

Câu hỏi 3. Đọc lại chú thích về những điểm cố in đậm ở hai thơ trích từ trong Khóc Dươìig Khuê của Nguyễn Khuyến và cho biết thế nào là điểm cố.

Giường kia treo cũng hững hờ,

Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Hai điển cố được sử dụng là:

- Giường kìa : Mượn ý từ chuyện về Trần Phồn đời Hậu Hán. Trần Phồn có bạn là Tử Trĩ. Phồn quý bạn đến mức dành riêng cho bạn một chiếc giường, khi bạn đến chơi thì hạ xuống, lúc về thì lại treo giường lên.

- Đàn kia: Mượn ý từ câu chuyện kể về tình bạn giữa Bá Nha và Chung Tử Kì. Bá Nha là người đàn giỏi, trong khi đó Chung Tử Kì chỉ cần nghe tiếng đàn mà có thể hiểu được tâm sự và suy nghĩ của bạn. Khi Chung Tử Kì mất, Bá Nha đã treo đàn không gảy nữa vì cho rằng không có ai hiểu được tiếng đàn của mình.

Cả hai điển cố nêu trên đều được dùng để nói về tình bạn thắm thiết, keo sơn. Chữ dùng ngắn gọn mà hàm ý sâu xa. Điển cố chính là những sự việc trước đây hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn ra và sử dụng lồng ghép vào văn. vào lời nói để nói về những điểu tương tự. Mỗi điển cố như một sự việc tiêu biểu, điển hình mà chỉ cần nhắc đến đã chứa đựng điều mà người nói muốn diễn đạt.