3. Trong phần thứ hai của bản tuyên ngôn, tác giả đã lập luận như thế nào để khẳng định quyền độc lậ

Câu 3. Trong phần thứ hai của bản tuyên ngôn, tác giả đã lập luận như thế nào để khẳng định quyền độc lập tự do của nước Việt Nam ta?

Trả lời:

* Pháp nhân danh "khai hóa", Bác đã vạch trần tội ác của chúng trên 2 phương diện:

- Tội ác gây ra trên mọi mặt đời sống:

+   Về chính trị: Chúng tuyệt đối không cho. . . chúng thi hành. . . chúng lập ra nhà tù. . . chúng ràng buộc. . . chúng dùng thuốc phiện. . .

+  Về kinh tế: Chúng bóc lột. . . chúng cướp. . . chúng giữ. . .

+   Về quân sự: khi phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương. . . thực dân Pháp quỳ gốì đầu hàng. . . . bỏ chạy không bảo hộ được nước ta. . . bán nước ta hai lần cho Nhật . . . lại thẳng tay khủng bố Việt Minh. . . nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị. . .

- Gây tội ác cho mọi đối tượng tầng lớp: dân cày, dân buôn, tư sản, công nhân, học sinh…

-> Tất cả những hành động mang danh “khai hóa” của thực dân Pháp trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

* Pháp nhân danh "bảo hộ", Bác nêu rõ: chúng không những không bảo hộ được mà " trong vòng 5 năm đã bán nước ta hai lần cho Nhật ".

“Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật” ( từ đây, 2 nước cùng thống trị nước ta )

+ “Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng” ( Nhật đảo chính, lật đổ chính quyền Pháp, độc chiếm ĐD )

* Pháp nhân danh Đồng minh, tuyên bố Đồng minh đã thắng Nhật, chúng có quyền lấy lại Đông Dương. Bản Tuyên ngôn vạch rõ chúng chính là kẻ phản bội Đồng minh, đã 2 lần dâng Đông Dương cho Nhật, cũng có nghĩa chúng đã quay lưng với Đồng minh trong cuộc tấn công phe phát xít. Hơn thế nữa, trước khi Nhật đảo chính, “ biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật ”, nhưng bọn thực dân Pháp đều không đáp ứng.

* Pháp luôn tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của Pháp, Pháp có quyền trở lại Đông Dương. Bác vạch rõ: Đông Dương đã trở thành thuộc địa của Nhật và nhân dân ta đứng lên giành lại quyền độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.

Đoạn văn được viết với khí thế hừng hực của ngọn lửa căm hờn quân xâm lược và lòng yêu nước, thương dân. Những hình ảnh chân thực, tư liệu chính xác, điệp từ chúng nhắc lại liên tiếp làm cho âm hưởng đoạn văn càng thêm nhức nhối, tạo nên sức mạnh cho lời tuyên bố độc lập, chủ quyền của dân tộc Việt Nam:

“Bởi thế cho nên chúng tôi, lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí". . .