4. Mục đích và đối tượng của văn bản Tuyên ngôn độc lập (căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể khi Hồ Chí Minh

Câu 4. Mục đích và đối tượng của văn bản Tuyên ngôn độc lập (căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể khi Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn)? Phân tích nội dung và hình thức của tác phẩm để làm rõ Tuyên ngôn độc lập vừa là một áng văn chính luận mẫu mực, vừa là một áng văn chan chứa tình cảm lớn.

a. Mục đích, đối tượng.

-  Mục đích:

+ Khẳng định quyền lợi tự do dân tộc của dân tộc Việt Nam

+ Cuộc tranh luận ngầm vạch trần luận điệu xảo trá của kẻ địch và dư luận quổc tế.

-  Đối tượng hướng đến của bản tuyên ngôn:

+ Đồng bào cả nước

+ Nhân dân thế giới

+ Bọn đế quốc Anh, Mĩ, thực dân Pháp

b. Chứng minh Tuyên ngôn độc lập vừa là một áng văn chính luận mẫu mực, vừa là một áng văn chan chứa tình cảm lớn

-   Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực:

+ Lập luận chặt chẽ trong toàn bài: trích dẫn hai văn bản tuyên ngôn của Pháp, Mĩ, đồng thời suy rộng ra vấn đề độc lập dân tộc bên cạnh quyền con người và quyền công dân.

+ Luận điểm xác đáng có sức thuyết phục. Tố cáo sự chà đạp chân lí đó của thực dân ở Việt Nam, đặc biệt là việc lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, lên án sự phản bội trắng trợn, đê hèn, vong ân bội nghĩa của chúng.

Khẳng định quyền tự chủ của nhân dân Việt Nam bằng lời lẽ đanh théo, giọng văn hùng hồn.

Sức mạnh của lý luận chính là sự thật. Tác giả đã dùng hàng loạt thực tế lịch sử để chứng minh thực dân Pháp “đã không bảo hộ" được Việt Nam, thực dân Pháp đã phản bội Việt Nam, thực dân Pháp đã gieo rất nhiều tội ác với nhân dân Việt Nam.

Dùng thực tế để đánh tan những mơ hồ vô định.

Dùng thực tế để khẳng định: Sự độc lập của Việt Nam phù hợp với lí lẽ và công lí và đạo lí.

-   Tuyên ngôn độc lập còn là một áng văn xúc động lòng người. Chất văn của tác phẩm được bộc lộ qua tấm lòng của Bác đối với nứơc nhà, dân tộc, gây xúc động sâu sắc tới người nghe. Đó là lòng yêu nước nồng nàn và lòng tự hào dân tộc mãnh liệt, khát vọng dân tộc, tự do với ý thức quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. Tất cả được thể hiện trên những chữ, nhất là giọng văn vừa thiết tha, vừa hùng hồn, đanh thép.

Ngôn ngữ chính xác, giàu sắc thái biểu cảm, từ ngữ chọn lọc, súc tích, dùng hàng loạt động từ chính xác giàu sắc thái biểu cảm, điệp từ, điệp ngữ có tính khẳng định nhấn mạnh.

Vì sao nói Tố Hữu là nhà thơ trữ tình - chính trị? Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ Tô' Hữu.

Tố Hữu là một trong những nhà thơ lớn của nền thơ hiện đại Việt Nam ông được coi là nhà thơ trữ tình - chính trị, vì:

-  Thơ ông trước hết nhằm phục vụ đấu tranh cách mạng, những nhiệm vụ chính trị cơ bản về mỗi giai đoạn cách mạng.

-   Những nội dung chính trị ấy được cất lên bằng tiếng nói trữ tình mới với những cảm xúc, tình cảm mang tính cụ thể, trực tiếp nói cái “tôi" cá thể bừng sáng và thức tỉnh sâu sắc lí tưởng cách mạng. Một cái “tôi" riêng tư, riêng tư nhưng vẫn gắn bó, hoà hợp với cái chung - một con người ở giữa mọi người trong cuộc chiến đấu.

Thơ Tố Hữu có tính sử thi vì chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ tình cảm chính trị của bản thân nhà thơ, ông là nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng và cuộc sống cách mạng. Ở những bài thơ hay nhất của Tố Hữu thường có sự kết hợp cả ba chủ đề: lẽ sống cách mạng, niềm vui lớn và ân tình cách mạng. Thơ Tố Hữu chủ yếu thể hiện cái “tôi" dân tộc và cách mạng. Đó là cảm hứng sử thi.

-  Thơ Tố Hữu cũng rất tiêu biểu cho cảm hứng lãng mạn. Đó là cảm hứng lãng mạn cách mạng. Thơ ông tập trung thể hiện vẻ đẹp lí tưởng của con người về cuộc sống mới, thể hiện niềm tin vững chắc vào tương lai tựơi sáng của cách mạng, của đất nước, dẫu hiện tại vẫn còn nhiều khó khăn, hi sinh gian khổ.