4. Phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2 Trong ca da

Câu 4. Phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2

Trong ca dao, tác giả dân gian thường mượn hình ảnh các con vật như một phương tiện để than thở về mình. Qua đó, cũng cho thấy sự đồng cảm sâu sắc của người lao động đối với các giống vật, vì cuộc đời của họ có khác gì cuộc sống của các giống vật.

Quanh năm suốt tháng người lao động luôn cơ cực nhưng luôn bị bòn rút sức lực chẳng khác chi con tằm phải nằm nhả tơ cho thiên hạ nhờ. Vì thế, suốt đời họ dù phải cần cù chăm chỉ như con kiến đi tìm mồi mà vẫn thiếu ăn. Cho nên, dù người nông dân có cố gắng như con hạc “lánh đường mây” nhưng cuộc sông vẫn cứ phiêu bạt, lận đận và vô vọng. Những oan trái trên, với thân phận thấp cổ bé họng, người lao động trong xả hội cũ “Dẫu kêu ra máu có người nào nghe”, không có một lẽ công bằng nào soi tỏ cho họ.

Tất cả những nỗi thương thân và than thân đó được gửi gắm qua những hình ảnh ẩn dụ thật tài tình, cộng với lối thơ lục bát mượt mà. ngọt ngào khiến ta thấm được nỗi khổ nhiều bề của cha ông ta ngày trước và đã làm nhức nhối lòng ta mãi đến giờ.