5. Câu 5 trang 204 SGK văn 11. a) Những nét chính về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể hi

Câu 5.   Nêu những nét chính về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể hiện qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia. Qua đoan trích này ,Vũ Trọng Phụng đã tập trung phê phán điều gì của xã hội "thượng lưu" thành thị những năm trước cách mạng tháng tám năm 1945?

a) Những nét chính về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể hiện qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia:

Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là một cuốn tiểu thuyết hiện thực trào phúng, dùng hình thức giễu nhại để lật tẩy tính chất giả dối, bịp bợm, chỉ biết chạy theo đồng tiền của xã hội trưởng giả những năm trước Cách mạng. Đối tượng của chương truyện là cái xã hội thượng lưu trí thức, tự bản thân nó chứa đầy mâu thuẫn trào phúng. Nghệ thuật trào phúng ở chương truyện thể hiện ở:

- Nhan đề chương đã hàm chứa tính chất hài hước.

- Từ một tình huống trào phúng cơ bản (hạnh phúc của một gia đình có tang), nhà văn triển khai mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau tạo nên một màn đại hài kịch phong phú và rất biến hoá.

- Một trong những thủ pháp quen thuộc được Vũ Trọng Phụng sử dụng là phát hiện những chi tiết đối lập nhau gay gắt nhưng cùng tồn tại trong một sự vật, một con người, để từ đó làm bật lên tiếng cười.

- Nghệ thuật miêu tả đám tang.

- Ngôn ngữ mang giọng mỉa mai, giễu nhại.

- Ngoài ra, các thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa, những cách chơi chữ, so sánh bất ngờ, độc đáo,. . . đều được sử dụng một cách đan xen linh hoạt. Và tất cả đều đem lại hiệu quả nghệ thuật đáng kể. Chẳng hạn, cụ cố tổ chết khiến cho cái đại gia đình bất hiếu này đều hạnh phúc, nhưng mổi người lại có niềm hạnh phúc riêng, tuỳ theo hoàn cảnh của từng người, rất phong phú và đa dạng; từ con cháu trong nhà tới bạn bè của cụ, thậm chí đến cả bọn cảnh sát. Đặc biệt, đám ma được tổ chức rất nhố nhăng, lố bịch và cái đám ma này thực chất là một đám rước; đi đưa ma là cơ hội để mọi người gặp gỡ, trò chuyện, đùa cợt nhau, tán tỉnh nhau.

b) Bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén, qua chương Hạnh phúc của một tang gia, Vũ Trọng Phụng đã phê phán mãnh liệt bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội"thượng lun" ớ thành thị ngày ấy