Bài thực hành: Cắm hoa dạng thẳng nghiêng trang 59 SGK Công nghệ 6

Câu 1. thực hành: Cắm hoa dạng thẳng nghiêng

1. Dạng cơ bản

a)  Sơ đồ cắm hoa (h.2.28)

Hãy quan sát hình 2.28 và nêu góc độ cắm của các cành chính ở dạng nghiêng.

Trả lời: Góc độ cành chính ở dạng nghiêng là 45°

So sánh với sơ đồ cắm hoa dạng thắng, em có nhận xét gì về vị trí và góc độ cắm của các cành chính.

- Ở dạng thẳng cành chính nghiêng từ 10-15 ° còn ở dạng nghiêng thì cành chính có độ nghiêng là 45°

b)  Quy trình cắm hoa (h.2.29)

*    Vật liệu, dụng cụ: hoa hồng, lá dương xỉ ; bình thấp, đế ghim hoặc mút xốp.

*  Quy trình cắm hoa :

-  Cắm cành , dài khoảng 1,5 (D+h), nghiêng 45° (h.2.29a) ;

-   Cắm cành , dài khoảng 2/3 cành , nghiêng 15°, hơi ngả ra phía sau (h. 2.29b) ;

-   Cắm cành , dài khoảng 2/3 cành , nghiêng 75°, hơi ngả ra phía trước (h.2.29c) ;

-   Cắm các cành phụ T gồm hoa, lá xen vào cành chính và che kín miệng bình (h.2 . 29d).

2. Dạng vận dụng

a)    Thay đổi góc độ của các cành chính

Hãy quan sát hình 2.30 và nêu :

-   Góc độ cắm của các cành chính so với dạng cơ bản.

+ Cành nghiêng 75°

+ Cành nghiêng 45°

+ Cành nghiêng 5-7°

=> So với dạng cơ bản các cành có độ nghiêng lớn hơn nhiều.

-   Vật liệu, dụng cụ cắm hoa.

+ 7 bông hoa đồng tiền, 1 nhánh lá cau cảnh, bình thấp hình vuông, mút xốp, dao, kéo

-   Có thể thay bằng loại hoa, lá nào khác để cắm dạng này ?

+ Thay bằng hoa hồng, hoa cúc, lá măng, lá dương sỉ,...

a) Bỏ bớt một hoặc hai cành chính, thay đôi độ dài của cành chính (h2.31)

*    Vật liệu, dụng cụ :

-   2 nhánh hoa lan ;

-   1 nhánh lá cau cảnh ;

-   1 nhánh lá măng ;

-   Bình cao, hình tròn.

*   Quy trình cắm hoa :

-   Cắm cành có chiều dài = 2(D+h), nghiêng 75°;

-   Cắm cành có chiều dài = 3/4 cành , nghiêng 45° ;

-   Đệm lá cau cảnh phía sau và đệm lá măng che kín miệng bình.

.com