Câu 1: 1. Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào

Câu 1.

a) Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh họa.

A. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và những sáng tác của ông

- Nêu nhận định trong thơ Tố Hữu đậm chất dân tộc

B. Thân bài:

- Nói qua về phong cách nghệ thuật cũng như đôi nét vè thơ ca của Tố Hữu.

- Giải thích như thế nào được gọi là tính dân tộc

- Những biểu hiện của tính dân tộc trong thơ ca Tố Hữu

+ Tính dân tộc biểu hiện trong nội dung

+ Tính dân tộc biểu hiện trong nghệ thuật

C. Kết luận

Khẳng định lại nội dung nghị luận

b. Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền tây Bắc Bộ và những người đồng đội qua đoạn thơ trong bài Tây Tiến- Quang Dũng:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

. . .

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Trả lời:

- Tâm trạng tác giả gửi gắm trong đoạn thơ là nỗi nhớ núi rừng miền Tây gắn với những chặng đường hành quân của Tây Tiến, nhớ đồng đội một thời chiến đấu.

+ Hai đầu là nỗi nhớ Sông Mã – nhớ núi rừng miền Tây, nhớ Tây Tiến - chơi vơi, da diết, bâng khuâng.

+ Sáu câu tiếp theo: Bức tranh thiên nhiên của núi rừng Tây Bắc hiện lên sống động: miền Tây hùng vĩ, mĩ lệ nhưng cũng hết sức hiểm trở, dữ dội. Hình ảnh người lính vượt đèo dốc "ngàn thước" mệt mỏi nhưng tâm hồn vẫn bay bổng, lạc quan.

- Hai câu thơ cuối với sự nồng ấm“cơm lên khói”, mùi hương “thơm nếp xôi” đã mở ra một khung cảnh êm dịu, bình dị, ấm áp, đậm tình quân dân …giây phút nghỉ ngơi hiếm hoi của người lính.