Câu 1. Đọc các ngữ liệu (1) và (2) mục 1.1 (SGK trang 124) và trả lời câu hỏi. 1. Trong ngữ liệu (1)

Câu hỏi 1. Đọc các ngữ liệu (1) và (2) mục 1.1 (SGK trang 124) và trả lời hỏi.

1. Trong ngữ liệu (1), “nụ tầm xuân” được lặp lại nguyên vẹn. Nếu thay thế bằng “hoa tầm xuân” hay “hoa cây này’ thì câu thơ sẽ có một số thay đổi:

a. Về ý: Trong ngữ liệu, “nụ tầm xuân” khiến ta liên tưởng tới người con gái. “/Nụ  tầm xuân” nở cũng như “em có chồng rồi”. Nếu thay như trên thì cơ sở để liên tưởng sẽ bị mờ nhạt, ý câu thơ sẽ chỉ như tả một loài vậy. Sự lặp lại nguyên vẹn ở câu thứ hai và câu thứ ba có tác dụng vừa nhấn mạnh, vừa làm cho ý thơ, nhịp thơ dường như chững lại, nó góp phần diễn tả sự hụt hẫng, sự thảng thốt trong tâm trạng của chàng trai khi được tin người con gái mình yêu đi lấy chồng.

b. Về nhạc điệu: Thực chất ba câu đầu không có vần nhưng đọc lên ta không cảm giác thấy điều đó là vì phép điệp ngữ đã tạo nên một thứ nhạc riêng mà nếu thay như trên thì thứ âm nhạc này sẽ bị phá vỡ.

2. Cũng trong ngữ liệu (1), bốn câu cuối có sự lặp lại hai cụm từ “chim vào lồng” và “cứ mắc câu”

a. Sự lặp lại này nhằm nhấn mạnh tình cảnh “cá chậu, chim lồng”, nỗi chua xót, sự lệ thuộc, bê tắc về bi kịch hôn nhân tình yêu của người phu nữ thời phong kiến.

b. Nếu không lặp lại như thế thì sự so sánh cũng đã rõ ý. Nhưng việc lặp lại đã tô đậm thêm một lần nữa ý so sánh. Qua đó, cô gái muốn khẳng định với chàng trai về tình cảnh không thay đổi của mình.

c. Cách lặp ở đây không giống với cách lặp ở câu trên. Đoạn trên, cụm từ “nụ tầm xuân” ở cuối câu này được lặp lại ở đầu câu kia. Đoạn dưới, hai cụm từ thược hai vế trong cùng một câu được lặp lại ở đầu mỗi câu tiếp theo, trong đó đầu câu thứ nhất lặp lại cụm thứ hai (cá mắc câu) và đầu câu thứ hai lặp lại cụm thứ nhất (chim sổ lồng).

3. Trong các câu ở ngữ liệu (2), việc lặp từ không phải là phép điệp tu từ mà chỉ đơn thuần là nhằm tạo nên tính đối xứng và tính nhịp điệu, diễn đạt rõ ý cho câu nói mà thôi.

4. Phát biểu định nghĩa về phép điệp (Xem phần: Kiến thức cơ bản).