Câu 1: Tham khảo sơ đồ hệ thông hai bộ phận văn học dán gian và vãn hoc viết. Phương diện đặc trưng

Câu hỏi 1. Tham khảo sơ đồ hệ thống hai bộ phận văn học dân gian và văn học viết

Phương diện đặc trưng

Văn học dân gian

Văn hoc viết

Thời gian ra đời

Ra đời từ rất sớm, khi con người còn chưa có chữ viết.

Ra đời khi đã có chữ viết, được lưu giữ bằng văn tự (chữ viết).

Tác giả

Tiếng nói tình cảm, kết tinh trí tuệ chung của nhân dân được truyền từ đời này sang đời khác.

Là những sáng tác của giới trí thức

Đặc trưng

tiêu biểu

Tính tập thể, tính truyền miệng, tính thực hành

Là những sáng tác của cá nhân nên mang dấu ấn phong cách của từng tác giả.

Vị trí, ý nghĩa

- Là cuốn “Bách khoa toàn thư” của cuộc sống lao động và tình cảm của nhân dân, có giá trị nhiều mặt.

- Là một bộ phận quan trọng của nền văn học dân tộc, là cơ sở, nền tảng cho vãn học viết hình thành và phát triển.

Tuy ra đời muộn (khoảng thế kỉ X), song văn học viết trở thành bộ phận văn học chủ đạo, giữ vị trí thống trị trong nền văn học nước nhà.

Thê loại

Các thể loại chính: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, đố, ca dao, truyện thơ... các loại hình diễn xướng như chèo, ruồng, dân ca...

-  Văn học trung đại:

+ Văn xuôi: truyện kí, tiểu thuyết chương hồi...

+ Thơ: thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc...

+ Văn biền ngẫu: là hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi, được dùng nhiều trong phú, cáo, văn tế...

-  Văn học hiện đại:

+ Tự sự: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí (bút kí, tuỳ bút, phóng sự).

+ Trữ tình: thơ trữ tình, trường ca...

+ Kịch:  kịch nói, kịch thơ....