Câu 1: Theo Hoàng Đức Lương, có những nguyên nhân nào khiến sáng tác thơ văn của người xưa không lưu

Câu 1. Theo Hoàng Đức Lương, có những nguyên nhân nào khiến sáng tác thơ văn của người xưa không lưu truyền đầy đủ cho đời sau? Cho biết nghệ thuật lập luận của tác giả

a. Bốn lí do khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời sau

- Lí do thứ nhất: Chỉ có thi nhân mới thấy được cái hay, cái đẹp của thi ca. Có thể đặt tên cho lí do này là "ít người am hiểu".

- Lí do thứ hai: Người có học thì bận rộn chốn quan trường hoặc lận đận trong khoa cử, ít để ý đến thơ ca. Có thể đặt tên cho lí do này là "Danh sĩ bận rộn".

- Lí do thứ ba: Có người quan tâm đến thơ ca nhưng không đủ năng lực và kiên trì. Có thể đặt tên cho lí do này là 'Thiếu người tâm huyết".

- Lí do thứ tư: Triều đình chưa quan tâm. Có thể đặt tên cho lí do này là "Chưa có lệnh vua"...

Ngoài bốn lí do thuộc về chủ quan, tác giả còn nêu lí do thuộc về khách quan. Đoạn tiếp theo từ "Vì bốn lí do kể trên..." đến "... mà không rách nát tan tành" là lí do thứ năm: thời gian và binh hoả có sức huỷ hoại ghê sớm. Đoạn văn kết lại bằng một hỏi tu từ có ý nghĩa phủ định: "... thì còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan tành?". Câu hỏi biểu hiện nỗi xót xa của tác giả trước thực trạng đau lòng. Đó là nguyên nhàn thôi thúc tác giả làm sách 'Trích diễm thi tập”.

b. Nghệ thuật lập luận

- Nghệ thuật liên tưởng, so sánh thơ văn như khoái trá, gấm vóc, sắc đẹp ngoài sắc đẹp...

- Phương pháp lập luận quy nạp.

- Dùng câu hỏi tu từ: làm sao giữ mãi... được mà không...

tựa vào lập luận chặt chẽ, chất trữ tình hoà quyện vào chất nghị luận. Tác giả trình bày luận điểm một cách rõ ràng, mạch lạc và khúc chiết. Lòng yêu nước được thể hiện ở thái độ tân trọng di sản vãn hoá của cha ông, niềm đau xót trước thực trạng. Qua lời tựa, người đọc còn thấy được cả không khí thời đại cùng tâm trạng của tác giả.