Câu 1. Xét các câu sau đây và trả lời câu hỏi. a) Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương. ( Bánh chưn

Câu 1. Xét các sau đây và trả lời hỏi.

a) Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

( Bánh chưng, bánh giầy )

b) Ông giáo hút trước đi.

(Nam Cao, Lão Hạc )

c) Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.

( Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng )

- Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến ?

- Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên. Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào.

Trả lời:

- Các câu trên là câu cầu khiến vì có chứa các từ mang ý nghĩa cầu khiến: hãy, đi, đừng .

- Chủ ngữ trong các câu trên đều chỉ người tiếp nhận câu nói hoặc chỉ một nhóm người có mặt trong đối thoại. Cụ thể:

+ Trong (a): chủ ngữ vắng mặt (ở đây ngầm hiểu là Lang Liêu , căn cứ vào những câu trước đó).

+ Trong (b): Chủ ngữ là Ông giáo .

+ Trong (c): Chủ ngữ là chúng ta .

- Có thể thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ của các câu trên, về cơ bản nghĩa của các câu ít nhiều đều có sự thay đổi. Ví dụ:

+ Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương . (nghĩa của câu tuy không thay đổi nhưng đối tượng tiếp nhận câu nói được xác định rõ hơn, lời yêu cầu cũng nhẹ nhàng và tình cảm hơn).

+ Hút trước đi . (nghĩa của câu thay đổi và lời nói kém lịch sự hơn).

+ Nay các anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không? (nghĩa của câu có sự thay đổi, ở đây, người nói đã được loại ra khỏi những đối tượng tiếp nhận lời đề nghị).